Sống động video quảng bá tòa thành đá ‘độc nhất’ Việt Nam của học sinh Thanh Hóa

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) tự quay video, hình ảnh quảng bá di sản thế giới Thành nhà Hồ đến bạn bè muôn phương.
Học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc sáng tạo video quảng bá di sản Thành nhà Hồ. Ảnh cắt từ clip.
Học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc sáng tạo video quảng bá di sản Thành nhà Hồ. Ảnh cắt từ clip.

Các tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, hình ảnh tham dự cuộc thi “Tuổi trẻ với di sản thế giới Thành nhà Hồ”.

Cuộc thi do Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ phối hợp với Trường THPT Vĩnh Lộc tổ chức dịp hè 2023.

Hình thức dự thi gồm hình ảnh hoặc video, thời lượng từ 1-10 phút. Nội dung giới thiệu về tòa thành đá hơn 600 năm tuổi độc nhất tại Việt Nam; các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên đất Tây Đô (Vĩnh Lộc), như: Chùa Giáng, chùa Linh Giang, đền thờ Trần Khát Chân, đền thờ nàng Bình Khương,...

Toàn bộ tác phẩm dự thi đều được đăng tải trên fanpage của Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ. Đặc biệt, nhiều tác phẩm được học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung lẫn hình thức, thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác, chia sẻ.

Cô Quách Lan Anh cùng học sinh lớp 12A7 tham quan, tìm hiểu về cổng thành phía Nam, Thành nhà Hồ. Ảnh: LT. ảnh 1

Cô Quách Lan Anh cùng học sinh lớp 12A7 tham quan, tìm hiểu về cổng thành phía Nam, Thành nhà Hồ. Ảnh: LT.

Là một trong những học sinh tham gia sáng tạo video dự thi, Nguyễn Thị Thúy (lớp 12A7, Trường THPT Vĩnh Lộc) cho biết, em rất hứng thú với hoạt động này. Theo nữ sinh, video được Thúy và các bạn gồm 6 người đại diện lớp, hoàn thiện sau 3 tuần.

Mở đầu video, nhóm của Thúy giới thiệu về chùa Giáng - một trong những ngôi chùa lớn nhất Vĩnh Lộc có kiến trúc cổ kính, độc đáo. Điểm dừng chân tiếp theo là di sản Thành nhà Hồ và đàn tế Nam Giao hơn 600 năm tuổi.

Video được dàn dựng sống động với hình ảnh đa dạng. Từ toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh công trình bằng đá độc nhất Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011.

“Tham gia cuộc thi, chúng em có thêm trải nghiệm thú vị và sinh động. Ngoài bổ sung vốn kiến thức lịch sử, thông qua video chúng em muốn quảng bá di sản Thành nhà Hồ trên mảnh đất quê hương đến bạn bè muôn phương”, Thúy bộc bạch.

Cô Quách Lan Anh (áo đỏ từ phải qua) cùng học sinh nghe hướng dẫn viên giới thiệu về kiến trúc tường Thành nhà Hồ. Ảnh: LT. ảnh 2

Cô Quách Lan Anh (áo đỏ từ phải qua) cùng học sinh nghe hướng dẫn viên giới thiệu về kiến trúc tường Thành nhà Hồ. Ảnh: LT.

Ngoài tham gia cuộc thi, mới đây Thúy cùng các bạn và cô giáo chủ nhiệm Quách Lan Anh cũng tổ chức buổi tham quan di sản Thành nhà Hồ, trước thềm năm học mới.

Trong hơn một giờ, cô và trò được hướng dẫn viên giới thiệu về khung trưng bày hiện vật hơn 600 năm tuổi, khu thành nội, đền thờ nàng Bình Khương và nhà cổ hơn 200 tuổi trên đất Tây Đô.

Cô Quách Lan Anh cho biết, trong quá trình tham quan di sản, cô và trò không quên quay lại video và hình ảnh để làm tư liệu và quảng bá di sản. Đoạn video được hoàn thiện một ngày sau đó và được chia sẻ trên Youtube, thu hút khá nhiều lượt xem.

“Việc quay lại video không chỉ giúp cô trò lưu giữ kỷ niệm mà còn là dịp để quảng bá di sản Thành nhà Hồ đến bạn bè trong nước và quốc tế”, cô Lan Anh nói.

Cô và trò lớp 12A7 tự làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ sau chuyến tham quan trước thềm năm học mới. Ảnh cắt từ clip. ảnh 3

Cô và trò lớp 12A7 tự làm video quảng bá di sản Thành nhà Hồ sau chuyến tham quan trước thềm năm học mới. Ảnh cắt từ clip.

Theo nữ giáo viên, đối với lịch sử, việc các em chỉ học qua sách vở sẽ rất khó để hình dung. Tuy nhiên, di sản Thành Nhà Hồ đã tồn tại hàng trăm năm là minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất để học trò hiểu hơn về lịch sử dân tộc.

Ông Trịnh Hữu Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ cho biết: Cuộc thi “Tuổi trẻ với di sản thế giới Thành nhà Hồ” được phát động từ dịp hè và sẽ tổng kết trong tháng 9. Đến nay, ban tổ chức đã nhận gần 20 tác phẩm dự thi của học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc.

“Chất lượng các bài dự thi khá tốt, được đầu tư về nội dung và hình ảnh. Thông qua cuộc thi, chúng tôi muốn truyền tới thế hệ trẻ tình yêu cũng như trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.

Đồng thời, trau dồi thêm các kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, thuyết trình,... Trong năm tới, Ban tổ chức dự kiến sẽ mở rộng quy mô đến các các huyện lân cận cùng tham gia”, ông Anh nói.

Theo ông Anh, trong 6 tháng đầu năm 2023, Thành Nhà Hồ thu hút hơn 180 nghìn lượt du khách tham quan. Trong đó, hơn 54 nghìn lượt khách là giáo viên, học sinh các bậc học trong và ngoài tỉnh.

Video quảng bá di sản Thành nhà Hồ do học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc thực hiện. Nguồn: Fanpage Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ.

Thành Nhà Hồ nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc), được đánh giá là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, còn có tên gọi khác là Tây Đô để phân biệt với Đông Đô (kinh thành Thăng Long, Hà Nội). Sau khi xây dựng xong, Hồ Quý Ly rời đô từ Thăng Long về Tây Đô. Trải qua hơn 600 năm, nhiều hạng mục công trình bên trong thành đã bị phá hủy. Năm 2011, Thành Nhà Hồ được Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Truyện ngắn: Trăng treo trên sông

Truyện ngắn: Trăng treo trên sông

GD&TĐ - Xâm xẩm tối. Ánh Mặt trời đỏ rực sau một ngày thiêu đốt đã chậm rãi theo đường mòn phía Tây lặn xuống. Trăng nhú lên đầu bãi xa.
Một số tác phẩm của nhà phê bình, Tiến sĩ văn học Nguyên An.

Trầm sâu Nguyên An

GD&TĐ - Chất giọng Nghệ chậm rãi của người thành Vinh nhiều năm sống nơi đất Bắc, lối chuyện trò hòa nhã của người từng trải.
Ghé Đà Lạt thưởng lãm 'Chuyện mình'

Ghé Đà Lạt thưởng lãm 'Chuyện mình'

GD&TĐ - Triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Đoàn Đức Hùng tại phòng tranh Le Lycee Ana Mandarin Villas DaLat (Lâm Đồng) tiếp tục đón khách đến 26/10.
Nhiều họa sĩ trẻ giành giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc. Ảnh: Bình Thanh

Điêu khắc đang 'đổi vai'?

GD&TĐ - Góp tác phẩm vào Cuộc thi và Triển lãm 5 năm điêu khắc toàn quốc đang diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, phần lớn là họa sĩ, nhà điêu khắc trẻ.
Ảnh minh họa: ITN.

Truyện ngắn Ước mơ của Linh

GD&TĐ - Từ ngày Linh chào đời, cả làng, cả xã biết mẹ và Linh bị AIDS. Hôm đó là một ngày mưa rét cắt da, cắt thịt trong tiết đại hàn của mùa Đông giá lạnh.
Canh 'tập tàng'.

Thương nhớ canh 'tập tàng'

GD&TĐ - Có một món canh quê, rất quê mà người quê hoặc gốc quê luôn luôn nhớ, luôn luôn thích - cả người quê xưa và người quê nay.
Ảnh minh họa/ITN.

Truyện ngắn: Đôi giày

GD&TĐ - Một người sẽ đi bao nhiêu đôi giày trong suốt cuộc đời? Câu hỏi này thật kỳ lạ, ai sẽ nghiêm túc tính toán cơ chứ!
Minh họa/INT

Từ màn ảnh đến cuộc đời

GD&TĐ - Nếu như những nhân vật, câu chuyện của thế giới ảo mới bắt đầu được điện ảnh nước nhà khai thác thì trên thế giới, chủ đề này đã không còn lạ lẫm.