Sơn Động phấn đấu năm 2024 nâng chất lượng xoá mù chữ mức độ 2

GD&TĐ - Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Sơn Động (Bắc Giang), toàn ngành GD của huyện phấn đấu nâng chất lượng xoá mù chữ mức độ 2 năm 2024.

Khai giảng lớp xoá mù chữ ở huyện Sơn Động, Bắc Giang. Ảnh NVCC.
Khai giảng lớp xoá mù chữ ở huyện Sơn Động, Bắc Giang. Ảnh NVCC.

Nỗ lực xoá mù chữ

Năm học 2023, huyện Sơn Động đã hoàn thành xoá mù chữ cho 21 lớp với 487 học viên. Năm 2024, dự kiến mở 14 lớp với 358 học viên tại 10 xã. Theo đó, Phòng GD&ĐT sẽ phối hợp với các đơn vị để nâng tỉ lệ người dân từ 15 đến 60 tuổi đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 đạt 99%.

Ông Chu Bá Hưng – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sơn Động cho biết, Phòng GD&ĐT luôn đưa mục tiêu xóa mù chữ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện lồng ghép các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch của địa phương nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 và những năm tiếp theo.

Theo đó, Phòng GD&ĐT đã tham mưu với Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các Phòng, Ban, Ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn hàng năm tiếp tục bổ sung kinh phí, xây dựng cơ sở vật.

Thực hiện đồng bộ kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia đến năm 2024. Kế hoạch phổ cập giáo dục, xoá mù chữ những năm tiếp theo (dành nguồn kinh phí để tiếp tục xây dựng, cải tạo phòng học, phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời...).

Quán triệt và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về công tác xóa mù chữ, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân dân trên địa bàn huyện về công tác xóa mù chữ.

Song song với đó, Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo việc bổ sung, rà soát cập nhật bộ số liệu thống kê, điều tra trình độ văn hóa đối tượng trong độ tuổi từ 15 - 60; phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong công tác điều tra phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.

“Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ luôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững trật tự an ninh, quốc phòng của địa phương. Trong năm qua, bằng nhiều biện pháp tích cực và đồng bộ, ngành Giáo dục huyện Sơn Động đã duy trì và củng cố vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ”, ông Chu Bá Hưng cho biết.

Học viên tham gia lớp xoá mù chữ từ 15 đến 60 tuổi. Ảnh NVCC.

Học viên tham gia lớp xoá mù chữ từ 15 đến 60 tuổi. Ảnh NVCC.

Giai đoạn 2021-2023, cả nước huy động được 79.280 người ra học xoá mù chữ

Huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) có 30 dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Dao, Sán Chay,…. Người dân tộc thiểu số chiếm gần 57% dân số toàn huyện. Năm 2023, huyện đã có 260 học viên được công nhận hoàn thành xoá mù chữ và mở được 21 lớp xoá mù chữ với 487 học viên”.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến thời điểm tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 tuổi từ 15-60 của cả nước lần lượt là 98,55% và 96,70%.

So với chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 thì tỷ lệ biết chữ vượt 0,15%.

Giai đoạn 2021-2023, cả nước đã huy động được 79.280 người ra học xoá mù chữ. Riêng 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đã huy động được 53.965 người ra học (chiếm 68% trong tổng số người tham gia học xoá mù chữ của cả nước). Trong đó có 33.344 người theo học lớp xoá mù giai đoạn 1 (với 27.890 học viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 86,2%) và 21.621 người theo học lớp xoá mù giai đoạn 2 (với 16.197 học viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 74,9%).

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT: “Ngoài đối tượng học viên học xoá mù tại các cơ sở giáo dục, còn có đối tượng đặc thù là phạm nhân, trại viên, học sinh ở các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an học xoá mù chữ. Bình quân mỗi năm mở được hơn 195 lớp xoá mù với trên 2.900 học viên”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...