Sớm đưa Nghị định 115 của Chính phủ vào thực tiễn

Sớm đưa Nghị định 115 của Chính phủ vào thực tiễn

(GD&TĐ) - Sáng ngày 12/5, Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ GD&ĐT cùng Vụ Tổ chức Biên chế - Bộ Nội vụ đã phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

>>>Triển khai Nghịđịnh115 quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục

Dự thảo Thông tư Liên tịch được soạn thảo để đi tới thay thế cho Thông tư 35 trước đây, nhằm cụ thể hóa Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

Theo đánh giá của đồng chí Bùi Mạnh Nhị - Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT: Nghị định 115 ra đời là một bước đột phá trong việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về GD&ĐT, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý trong giáo dục từ Trung ương đến cơ sở. Đặc biệt, Nghị định 115 của Chính phủ đã chỉ rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý giáo dục cơ sở từ Sở GD&ĐT đến các Phòng GD&ĐT...

(GD&TĐ) - Sáng ngày 12/5, Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ GD&ĐT cùng Vụ Tổ chức Biên chế - Bộ Nội vụ đã phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
 Các đại biểu dự Hội thảo

Tại buổi Hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp từ phía đại diện lãnh đạo phòng, ban thuộc Sở GD&ĐT, lãnh đạo các phòng GD&ĐT quận, huyện, các trường THPT của Hà Nội cho rằng: Việc sớm xây dựng Thông tư liên tịch và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ là cấp thiết đối với cấp quản lý giáo dục cơ sở hiện nay.

Theo bà Trần Minh Trang – Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ - Sở GD&ĐT Hà Nội: Sau khi thành phố Hà Nội hợp nhất vào năm 2008 thì số lượng các cơ sở giáo dục đã tăng lên 2210 trường học, chính vì vậy công tác quản lý đòi hỏi phải có những đổi mới phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, cần có những văn bản quy định cụ thể cho ngành để đạt được sự phân cấp mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng Thông tư liên tịch và các văn bản hướng dẫn giữa các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố cần có sự liên thông, tránh chồng chéo gây khó khăn trong công tác triển khai thực hiện tại cơ sở... 

Sau khi nghe các ý kiến đóng góp vào dự thảo của Thông tư liên tịch thay thế cho Thông tư 35 trước đây, lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ GD&ĐT và Vụ Tổ chức Biên chế - Bộ Nội vụ đã ghi nhận những đóng góp này, để từ đó hoàn thiện hơn các văn bản hướng dẫn trình lãnh đạo liên bộ phê duyệt trong thời gian tới.

Thanh Tùng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ