Sôi nổi vòng chung kết Chương trình 'Ươm mầm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ở vòng chung kết, các đội thi đã có nhiều cơ hội để thể hiện tính sáng tạo, chủ động khi thuyết trình giới thiệu ý tưởng của mình.

Các sinh viên trình bày ý tưởng của nhóm mình.
Các sinh viên trình bày ý tưởng của nhóm mình.

Chiều 10/12, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP. Đà Nẵng tổ chức “Vòng chung kết Chương trình Ươm mầm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp (PISI), miền Trung – Tây Nguyên” năm 2022.

Ươm mầm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp (PISI), miền Trung – Tây Nguyên là chương trình tài trợ và hỗ trợ các dự án, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp dành cho sinh viên trong nhiều lĩnh vực như Công nghệ thông tin, Truyền thông và Kinh tế số.

PISI 2022 được hỗ trợ chuyên môn bởi PUM – Hà Lan, một tổ chức của các chuyên gia hỗ trợ phát triển bền vững cho các vườn ươm trong trường đại học. Bên cạnh đó, chương trình được sự đồng hành của Công ty Napa Global và nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động khởi nghiệp.

Sinh viên ở tất cả các trường đại học thuộc khu vực miền Trung – Tây Nguyên đều là đối tượng của PISI. Khi tham gia chương trình, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp; tư vấn kỹ thuật và tài trợ để hoàn thiện sản phẩm mẫu; xây dựng mô hình kinh doanh hướng đến thương mại hoá sản phẩm.

Đề tài Giải pháp trí tuệ nhân tạo có khả năng khoanh vùng bất thường và chẩn đoán bệnh lý phổi từ ảnh X-Quang đã đoạt Giải Nhất tại cuộc thi.

Đề tài Giải pháp trí tuệ nhân tạo có khả năng khoanh vùng bất thường và chẩn đoán bệnh lý phổi từ ảnh X-Quang đã đoạt Giải Nhất tại cuộc thi.

PISI 2022 đã trải qua 3 vòng thi sơ loại (tháng 4/2022), bán kết vào tháng 7/2022. Ban tổ chức đã chọn ra 6 nhóm ý tưởng để bước vào vòng chung kết.

Tại vòng Chung kết PISI 2022, 6 nhóm ý tưởng ứng dụng các giải pháp công nghệ vào các vấn đề của đời sống và Y tế với các đề tài như: University 3D Map, Hệ thống cảm biến chống đuối nước của xe hơi, Bản đồ thực phẩm Foodmap…đã lần lượt trình bày về nội dung ý tưởng của mình, sau đó trả lời những câu hỏi mà Ban giám khảo đặt ra.

Sau những phần trình bày và những phần hỏi đáp đầy sôi nổi, Ban tổ chức đã chấm điểm và trao Giải Nhất cho nhóm NEURALMED với đề tài Giải pháp trí tuệ nhân tạo có khả năng khoanh vùng bất thường và chẩn đoán bệnh lý phổi từ ảnh X-Quang. Giải Nhì thuộc về đề tài Sàn giao dịch bán đồ sắp hết hạn của nhóm SOUT OUT.

Ban tổ chức cũng trao 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích.

Ban tổ chức trao giải cho các đội dự thi.

Ban tổ chức trao giải cho các đội dự thi.

Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Huỳnh Công Pháp – Hiệu trưởng, Trưởng Ban tổ chức cho biết: Chương trình PISI được khởi xướng và triển khai từ năm 2015, nhằm mục đích thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo của sinh viên, học sinh, đồng thời thúc đẩy Nhà trường kết nối, kêu gọi đầu tư và tài trợ từ bên ngoài cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và sáng tạo có tính khả thi cao của sinh viên, học sinh.

“Chương trình đã có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm, dám vượt qua thất bại để thành công; đồng thời là động lực quan trọng để kết nối 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà đầu tư trong các trường học.

Đối với VKU, sinh viên Nhà trường được học theo cách tiếp cận học theo dự án 'project based learning' và học thực hành, thực tế 'learning by doing', Chương trình PISI thật sự đã góp phần từng bước xây dựng văn hoá, tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo, phát huy tinh thần khai phóng trong triết lý giáo dục của Nhà trường: Nhân bản - Phụng sự - Khai phóng”, PGS.TS Huỳnh Công Pháp nhấn mạnh.

Lễ ký kết MOU giữa VKU với Quỹ DARIU, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng.

Lễ ký kết MOU giữa VKU với Quỹ DARIU, Vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng.

Cũng tại chương trình, đã diễn ra Lễ ký kết MOU giữa VKU với Quỹ DARIU, Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng nhằm tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ tốt nhất về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên nhà trường nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.