Số phận những nhà khoa học phát xít sống sót sau chiến tranh

GD&TĐ - Không giống như một số nhà khoa học phát xít khác trong Dự án Kẹp giấy hoàn toàn “trắng án” dù có quá khứ chẳng mấy sạch sẽ, Walter Dornberger đã phải ngồi tù do từng sử dụng lao động khổ sai trong quá trình sản xuất tên lửa V2.

Số phận những nhà khoa học phát xít sống sót sau chiến tranh

Walter Dornberger

Nhưng Dornberger, từng đạt đến chức vụ trung tướng dưới thời Hitler, chỉ mất 2 năm sau song sắt, sau đó được quân đội Mỹ can thiệp và được trả lại tự do.

Sau đó, Dornberger được đưa đến Mỹ để tái hợp với các nhà khoa học tên lửa khác của phát xít Đức, và viên tướng SS Dornberger nhanh chóng thăng tiến, trở thành Phó Gám đốc của Tập đoàn máy bay Bell.

Trong giai đoạn còn là một viên tướng phát xít, Dornberger đã bắn hơn 1.000 quả đạn tên lửa V2 vào các khu dân cư của thành phố London.

Dornberger cũng có mặt khi quả tên lửa V2 đầu tiên được bắn ra vào năm 1937. Trong dịp này, ông ta đã hỏi đồng nghiệp là một nhà khoa học tên lửa phát xít khác là Wernher von Braun rằng liệu ông này có nhận ra tầm quan trọng của sự kiện vừa diễn ra hay không. Von Braun trả lời: “Vâng, hôm nay là ngày ra đời của tàu vũ trụ”.

Dornberger tin rằng chính nỗi ám ảnh về các cuộc du hành vũ trụ của Đế chế thứ III đã khiến Hitler bại trận. Mặc dù thế, khi được tham gia xây dựng chương trình thăm dò không gian cho những người bạn Mỹ mới của mình, dường như Dornberger rất vui mừng.

Viên tướng SS này sống phần đời còn lại một cách bình yên, không mảy may bị ảnh hưởng từ những tội lỗi trong quá khứ. Dornberger qua đời tại quê hương vào tuổi 84.

Oberth

Chính những thiết kế tiên phong của Hermann Oberth trong lĩnh vực tên lửa đã mang lại cảm hứng cho Wernher von Braun và được ứng dụng vào các nghiên cứu tên lửa của Braun. Khi Oberth lần đầu đưa ra ý tưởng về các đầu đạn tên lửa có thể được vận hành trong chân không, ông đã bị chế nhạo.

Tuy nhiên, khi ông phát triển tên lửa V2 của Đức, cùng với von Braun, thì lý thuyết của ông có một bước tiến quan trọng hướng tới sự chấp nhận. Và khi Oberth tham gia với von Braun ở Mỹ để cùng phát triển tên lửa Saturn V, thì giấc mơ của ông đã thành hiện thực.

Trong khi những cống hiến của Oberth trong khoa học tên lửa là không thể phủ nhận, nhưng các khía cạnh khác về tính hợp pháp của ông lại để lại nhiều câu hỏi. Một số trích dẫn về Oberth cho thấy dường như nhà khoa học phát xít này tin rằng khả năng không gian của con người không phải do duy nhất con người phát triển mà thôi.

Khi được hỏi rằng ai đã hỗ trợ con người trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, Oberth thường trả lời: “Những con người ở thế giới khác!”.

Dù lời nói của ông đúng hay sai, thì Oberth cũng liệt vào danh sách những người tin rằng các Vật thể bay không xác định (UFO) đến từ những hệ hành tinh khác. Liệu niềm tin này chỉ là một giả thuyết ngẫu nhiên, hay nền khoa học vũ trụ của nước Đức quốc xã đã thực sự chứng minh được rằng có nền văn minh cao cấp tồn tại bên ngoài Trái đất?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.