Sinh viên Trung Quốc nặng gánh lo học phí

GD&TĐ - Khi nguồn tài trợ của chính phủ bị thắt chặt, các trường đại học Trung Quốc đã quyết định tăng học phí để bù đắp.

Sinh viên Trung Quốc lo lắng vì học phí tăng vọt.
Sinh viên Trung Quốc lo lắng vì học phí tăng vọt.

Điều này khiến nhiều sinh viên Trung Quốc lo ngại vì gánh nặng rơi trên vai họ.

Ít nhất 8 trường đại học ở Thượng Hải đã tăng học phí trong những tuần gần đây. Theo thông báo gần đây, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông sẽ tăng học phí 54% lên 7.700 nhân dân tệ (khoảng 26 triệu đồng) đối với sinh viên năm nhất chuyên ngành Khoa học, Kỹ thuật và Giáo dục Thể chất; tăng 30% học phí lên 6.500 nhân dân tệ đối với sinh viên năm nhất chuyên ngành Nghệ thuật tự do.

Vào tháng 5, Đại học Dianji Thượng Hải thông báo tăng 40% học phí đối với sinh viên Khoa học và Kỹ thuật; tăng 30% đối với sinh viên ngành Quản lý, Kinh tế và Văn học từ mùa Thu. Những thông báo trên được đưa ra sau khi chính quyền thành phố Thượng Hải quyết định nâng mức chuẩn học phí vào tháng 4 sau hơn 20 năm giữ nguyên.

Các trường đại học ở nhiều tỉnh thành khác cũng tăng học phí từ đầu năm nay khi chính quyền địa phương chấp thuận tăng mức học phí chuẩn. Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, nhiều trường đại học ở Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên đã tăng học phí hơn 40% với một số ngành học.

Việc tăng học phí đã thu hút sự chú ý của xã hội, trong đó nhiều sinh viên bày tỏ lo lắng khi giáo dục đại học có xu hướng trở thành gánh nặng tài chính với người trẻ. Anh Pan Shengyu, sinh viên năm cuối chuyên ngành Toán tại Đại học Thượng Hải, chia sẻ: “Đại học Thượng Hải sẽ tăng học phí đối với sinh viên năm nhất từ mùa Thu. Thật vô lý khi sinh viên phải bù đắp chi phí gia tăng”.

Một sinh viên họ Tan, học ngành Khoa học Vật liệu tại Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông, đồng tình rằng không công bằng khi đẩy gánh nặng tài chính ngày càng cao lên vai sinh viên. “Nếu học phí tăng là do chi phí tăng, tại sao không thể xây dựng một hệ thống giáo dục hiệu quả hơn bằng cách cắt giảm một số khoá học không cần thiết”, sinh viên họ Tan đặt câu hỏi.

Các trường đại học Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức tài chính ngày càng lớn trong bối cảnh chi phí hoạt động tăng và nguồn tài trợ từ chính quyền địa phương ngày càng giảm. Bộ Giáo dục đã công bố giảm 3,7% ngân sách đối với lĩnh vực giáo dục đại học trong năm 2023.

Không giống như Mỹ, phần lớn các trường đại học Trung Quốc là trường công, chủ yếu phụ thuộc vào tài trợ của nhà nước. Theo công ty tư vấn giáo dục đại học Qingta, chỉ dưới 1/2 trong số 127 trường đại học hàng đầu Trung Quốc có hơn 30% ngân sách đến từ nhà nước. Chỉ 11 trường đại học được nhận hơn 70%.

Giáo dục đại học không bắt buộc ở Trung Quốc. Bất chấp việc tăng học phí, giáo dục đại học vẫn rẻ hơn so với những nước như Mỹ, Vương quốc Anh.

Trong thông báo hồi tháng 4, chính quyền Thượng Hải cho biết việc tăng học phí là cần thiết để xây dựng “cơ chế chia sẻ chi phí tốt hơn”. Vào năm 2021, Cơ quan quản lý giáo dục tỉnh Tứ Xuyên đã cảnh báo sự mất cân đối cực độ giữa ngân sách nhà nước và học phí, vốn không thay đổi kể từ năm 2004, đã hạn chế nghiêm trọng sự phát triển của các trường đại học.

Theo Sixth Tone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.