Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lừa đảo thị thực phổ biến trong thời gian gần đây.
Vào tháng 9, cảnh sát Kenya đã phát hiện đường dây mạo danh trường học nước ngoài lừa khoảng một nghìn người với giá trị thiệt hại lên đến 15 triệu USD. Những kẻ lừa đảo tự xưng là nhân viên tuyển sinh một trường đại học quốc tế và yêu cầu các gia đình trả tiền đặt cọc để làm hồ sơ.
Ông Farook Lalji, Công ty Tư vấn Giáo dục Koala, cho biết, nhiều sinh viên châu Phi nộp đơn xin thị thực Canada từ đầu năm nay nhưng chưa được phản hồi. Nỗi sợ bị từ chối cấp thị thực khiến nhiều người đặt niềm tin vào những kẻ lừa đảo.
Các trung tâm hoặc cá nhân lừa đảo thường cam kết chuẩn bị hồ sơ du học như cam kết đậu thị thực 100%, trao học bổng, sinh hoạt phí... để chiếm lấy lòng tin của sinh viên và gia đình. Họ yêu cầu nạn nhân đóng những khoản tiền khổng lồ.
Nhiều người phải bán tài sản, vay mượn người thân, bạn bè làm hồ sơ. Nhưng những kẻ lừa đảo sẽ biến mất cùng khoản đặt cọc.
Ông Farook khuyến nghị phụ huynh cần kiểm tra tính hợp pháp của các trung tâm tư vấn du học, cảnh giác khi chuyển tiền cho bên thứ ba tự xưng là trung gian giữa sinh viên và trường. Họ cũng nên kiểm tra với nhà trường để xác minh thân phận của những người giao dịch.