Sinh viên 7 trường đại học tranh tài cuộc thi về sở hữu trí tuệ

GD&TĐ - Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” được tổ chức với sự tham gia của các sinh viên đến từ 7 trường ĐH ở miền Trung - Tây Nguyên.

Cuộc thi sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ. (Ảnh: Hoàng Hải).
Cuộc thi sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ. (Ảnh: Hoàng Hải).

Ngày 20/5, trường Đại học (ĐH) Luật, ĐH Huế đã phối hợp Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Đà Nẵng và Công ty Luật TNHH Tilleke & Gibbins (Việt Nam) tổ chức cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ III năm 2023.

Các đại biểu, khách mời, Ban giám khảo và hàng trăm sinh viên tham gia, theo dõi cuộc thi.Các đại biểu, khách mời, Ban giám khảo và hàng trăm sinh viên tham gia, theo dõi cuộc thi.
Các đại biểu, khách mời, Ban giám khảo và hàng trăm sinh viên tham gia, theo dõi cuộc thi.

Đây là cuộc thi được tổ chức lần thứ 3 có tính lan toả rất cao, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lãnh đạo, các giảng viên và sinh viên tại các trường ĐH khu vực miền Trung.

Cụ thể, cuộc thi năm nay có sự tham gia của đại diện 7 đội thi đến từ các Trường ĐH khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm: Trường ĐH Luật, ĐH Huế; Trường ĐH Duy Tân, Đà Nẵng; Trường ĐH Vinh; Trường ĐH Đông Á, Đà Nẵng; Trường ĐH Đà Lạt; Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng; Phân viện Học viện hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung tại Quảng Nam.

Cuộc thi có sự tham gia của đại diện 7 đội thi đến từ các Trường ĐH khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Cuộc thi có sự tham gia của đại diện 7 đội thi đến từ các Trường ĐH khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Phát biểu tại cuộc thi, PGS.TS Đoàn Đức Lương – Hiệu trưởng trường ĐH Luật, ĐH Huế cho biết, đây là cuộc thi dành cho sinh viên các trường ĐH tiếp nối sự thành công từ 2 lần tổ chức trước (năm 2021 và năm 2022). Đồng thời cũng là cơ hội, sân chơi lớn để sinh viên thử sức với những sáng tạo và thể hiện bản lĩnh cạnh tranh của chính mình với các đội thi.

Các thành viên đội thi đã đến Huế từ sớm để chuẩn bị cho cuộc thi này. Đây là minh chứng cho sự quan tâm, nhiệt huyết của quý thầy cô, các bạn sinh viên đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

PGS.TS Đoàn Đức Lương – Hiệu trưởng trường ĐH Luật, ĐH Huế phát biểu tại cuộc thi.

PGS.TS Đoàn Đức Lương – Hiệu trưởng trường ĐH Luật, ĐH Huế phát biểu tại cuộc thi.

“Đặc biệt trong đợt thi này, thầy cô giáo và các bạn sinh viên còn được trải nghiệm tại quán cơm 5000 do trường ĐH Luật, ĐH Huế và nhóm Gạo ATM sáng lập và duy trì gần 3 năm với slogan “Ấm lòng bà con xứ Huế”. Quán cơm phục vụ hàng trăm suất ăn trưa chán chứa nghĩa tình từ thứ 2 đến thứ 6 cho sinh nghèo của ĐH Huế và người lao động nghèo trên địa bàn TP Huế. Đây cũng là hoạt động phục vụ cộng đồng rất có nghĩa của nhà trường”, PGS.TS Đoàn Đức Lương nhấn mạnh.

So với những năm trước, cuộc thi năm nay, cũng có những điểm khác so với hai mùa thi trước, các nội dung thi tập trung vào các vấn đề chính như: các vấn đề trong Luật SHTT được sửa đổi, bổ sung năm 2022; nhận diện tài sản trí tuệ trong các trường ĐH, của các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây nguyên, Việt Nam; cách thức bảo vệ và quảng bá tài sản trí tuệ của các trường ĐH, các địa phương trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Việt Nam.

Cuộc thi diễn ra với 3 phần thi: kiến thức chung, thuyết trình, hùng biện và sân khấu hoá tình huống. Các phần thi hấp dẫn, kịch tính đến từ các đội thi từ 7 cơ sở đào tạo Luật đã mang lại một ngày thi đấu mãn nhãn cho quý đại biểu và khán giả.

7 đội thi tham gia phần thi kiến thức chung với hàng loạt câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến quyền SHTT.7 đội thi tham gia phần thi kiến thức chung với hàng loạt câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến quyền SHTT.

7 đội thi tham gia phần thi kiến thức chung với hàng loạt câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến quyền SHTT.

Các phần thi hấp dẫn, kịch tính thu hút được nhiều sự quan tâm của Ban giám khảo và đông đảo sinh viên. (Ảnh: Hoàng Hải).

Các phần thi hấp dẫn, kịch tính thu hút được nhiều sự quan tâm của Ban giám khảo và đông đảo sinh viên. (Ảnh: Hoàng Hải).

Được biết, cuộc thi được tổ chức định kỳ hàng năm với mục đích gắn kết đào tạo với thực tiễn hoạt động SHTT và góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về SHTT, khích lệ khả năng sáng tạo, tinh thần học hỏi, tạo điều kiện kết nối mạng lưới kiến thức về sở hữu trí tuệ trong các trường ĐH trong khu vực miền Trung và Tây nguyên hiện nay. Đây cũng là cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục ĐH ở khu vực miền Trung và tây nguyên và giữa thầy cô và sinh viên với nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ