Sinh viên tác nghiệp nghề báo với các vụ việc mang tính pháp lý

GD&TĐ - Tác nghiệp nghề báo đối với vụ việc mang tính chất pháp lý là cơ hội để sinh viên trải nghiệm, làm quen với các hoạt động thực tiễn của nghề báo.

Hội thảo khoa học “Tác nghiệp nghề báo với các vụ việc mang tính pháp lý” dành cho sinh viên. (Ảnh: Hoàng Hải).
Hội thảo khoa học “Tác nghiệp nghề báo với các vụ việc mang tính pháp lý” dành cho sinh viên. (Ảnh: Hoàng Hải).

Ngày 10/5, Khoa Luật Hình sự, Đại học (ĐH) Luật, ĐH Huế phối hợp cùng với báo Pháp luật Việt Nam khu vực miền Trung tổ chức hội thảo khoa học dành cho sinh viên với chủ đề “Tác nghiệp nghề báo với các vụ việc mang tính pháp lý”.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia pháp lý, nhà báo.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia pháp lý, nhà báo.

Hội thảo được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được học hỏi, giao lưu, trải nghiệm cũng như làm quen với các hoạt động thực tiễn của nghề báo. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để sinh viên được trực tiếp tiếp cận với chuyên gia pháp lý, nhà báo có kinh nghiệm.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Kiện – Trưởng Khoa Luật Hình sự, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cho biết, hội thảo sẽ là nơi tạo điều kiện cho các em sinh viên có cơ hội trải nghiệm và nâng cao kiến thức với các nội dung thực tế, trao đổi và chia sẻ cùng các chuyên gia. Hi vọng rằng, thông qua hội thảo này, các em sinh viên sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích và có thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong việc tác nghiệp nghề báo với những vụ việc có tính chất pháp lý xảy ra trong cuộc sống.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Kiện – Trưởng Khoa Luật Hình sự, trường ĐH Luật, ĐH Huế chia sẻ tại hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Kiện – Trưởng Khoa Luật Hình sự, trường ĐH Luật, ĐH Huế chia sẻ tại hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã có những hướng dẫn, góp ý cho sinh viên về vấn đề tác nghiệp nghề báo với các vụ việc có tính chất pháp lý như cách viết tin, bài khi tác nghiệp. Trách nhiệm của người làm báo đó là thông tin cho ai, về cái gì và tại sao? Văn phong báo chí chính là làm cho đa số người đọc hiểu được một cách nhanh chóng ý nghĩa của thông tin bằng cách nêu được điều chính yếu, không tô thêm, không do dự mà phải tiến thẳng tới đích. So với tất cả các thể loại báo chí khác, tin có thể phản ánh sự kiện nhanh nhất, ngắn gọn nhất, chặt chẽ nhất. Ngôn ngữ của tin mang tính chất thông báo nên rất đơn giản, ngắn gọn và gắn liền với sự kiện, mang tính chất một cách rõ rệt...

Hội thảo thu hút đông đảo sinh viên tham gia để tìm hiểu về hoạt động nghề báo.

Hội thảo thu hút đông đảo sinh viên tham gia để tìm hiểu về hoạt động nghề báo.

Tham luận "Tác nghiệp nghề báo tại các phiên tòa" của nhóm sinh viên tại hội thảo.

Tham luận "Tác nghiệp nghề báo tại các phiên tòa" của nhóm sinh viên tại hội thảo.

Về cách viết bài, hội thảo cũng đã đưa ra một số yêu cầu cơ bản để sinh viên có thể nắm rõ khi viết một bài báo như tính thời sự (thông tin kịp thời về những cái mới, cung cấp cho công chúng thông tin về những vụ việc “nóng” của xã hội), tính xác thực (bài viết phải chính xác, có địa điểm, có nhân chứng và thời gian, không gian cụ thể. Tuyệt đối không được bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện trong quá trình thông tin về sự thật) và tính định hướng (trực tiếp đòi hỏi tác giả phải thể hiện một thái độ và lập trường rõ ràng trong bài viết).

Nhiều câu hỏi được các sinh viên đặt ra liên quan đến hoạt động tác nghiệp báo chí.

Nhiều câu hỏi được các sinh viên đặt ra liên quan đến hoạt động tác nghiệp báo chí.

Nghề phóng viên, nhà báo là một công việc đầy vất vả, với kiến thức sâu rộng trên nhiều khía cạnh của đời sống và cũng rất áp lực bởi tính tuân thủ pháp luật và tính trách nhiệm cao trong việc chuyển tải nội dung pháp lý. Chính vì vậy, vai trò của hoạt động báo chí ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân và công việc quản lý của nhà nước.

Sinh viên Huỳnh Thị Phương Linh trình bày tại hội thảo tham luận: "Báo chí - Truyền thông: Hỗ trợ pháp luật nhưng cần tuân thủ hành lang pháp lý".

Sinh viên Huỳnh Thị Phương Linh trình bày tại hội thảo tham luận: "Báo chí - Truyền thông: Hỗ trợ pháp luật nhưng cần tuân thủ hành lang pháp lý".

Nhận thức được tầm quan trọng đó, hội thảo mong muốn truyền tải và hiện thực hoá các hoạt động thực tế mà các nhà báo, phóng viên đã và đang thực hiện thông qua các bài viết các sinh viên của Trường ĐH Luật, dưới sự hướng dẫn trực tiếp và tận tâm của các nhà báo, phóng viên và các chuyên gia pháp lý.

Các đại biểu, khách mời trao giấy chứng nhận cho sinh viên tham gia hội thảo. (Ảnh: Hoàng Hải).

Các đại biểu, khách mời trao giấy chứng nhận cho sinh viên tham gia hội thảo. (Ảnh: Hoàng Hải).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ