Singapore: Phản đối đóng cửa trường đại học danh tiếng

GD&TĐ - Cuối tháng 8, Trường Đại học Yale-NUS, cơ sở giáo dục hợp tác giữa Trường ĐH Quốc gia Singapore, Singapore, và Trường ĐH Yale, Mỹ, tuyên bố dừng tuyển sinh khóa mới từ năm sau.

Trường Yale-NUS, Singapore.
Trường Yale-NUS, Singapore.

Ông Tan Eng Chye, Chủ tịch Trường ĐH Quốc gia Singapore (NUS), giải thích Yale-NUS sẽ sáp nhập với Chương trình Học giả Đại học (USP) của NUS để thành lập trường đại học mới. Sinh viên khóa 2020 - 2021 sẽ là thế hệ cuối cùng của Yale-NUS, dự kiến tốt nghiệp vào năm 2025.

Theo ông Eng Chye, NUS rất tự hào về những thành tựu Yale-NUS đạt được trong 10 năm qua, góp phần bồi đắp hệ thống giáo dục đại học tại NUS. Ông Peter Salovey, Chủ tịch Trường ĐH Yale, đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường đại học mới. Đồng thời, cảm ơn Chính phủ Singapore đã giúp củng cố quan hệ hợp tác giữa hai trường.

Trái lại, nhiều sinh viên Trường Yale-NUS bày tỏ bất ngờ xen lẫn tức giận khi trường tuyên bố đóng cửa.

Wee Yang Soh, cựu sinh viên nhà trường, bày tỏ: “Trước khi có thông báo, các cựu sinh viên vẫn được mời quyên góp gây quỹ cho tương lai của trường. Vì vậy, tôi cảm thấy bối rối, thất vọng sau khi hay tin”.

Theo Yang Soh, các thế hệ sinh viên đã góp phần xây dựng nên danh tiếng, chất lượng, văn hóa, cơ sở vật chất cùng nhiều yếu tố đặc biệt cho Yale-NUS. Chứng kiến những cố gắng trong 10 năm đang dần biến mất khiến ai nấy đều buồn bã.

Trong khi, Jordan, sinh viên năm nhất tại Yale-NUS, tâm sự cảm thấy hụt hẫng khi hay tin. Lớn lên tại nước ngoài, Jordan đã quay lại Singapore học tập vì bị hấp dẫn bởi danh tiếng của Trường ĐH Yale.

“Nhiều bạn bè của tôi đã từ chối cơ hội học tập ở nơi khác để đến đây nhưng trường sắp không tồn tại. Nhà trường nên thông báo sớm hơn để tân sinh viên cân nhắc quyết định học tập. Sau này khi tôi xin việc, các nhà tuyển dụng hẳn sẽ khó khăn tìm kiếm thông tin về trường tôi theo học”, Jordan chia sẻ.

Chiew Chern Faye, nữ sinh năm nhất Yale-NUS, nhận xét: “Chương trình học của Yale-NUS và USP rất khác nhau. Chúng tôi không rõ những năm học tới sẽ được tổ chức ra sao. Nhưng tôi hy vọng việc học tập sẽ phong phú hơn”.

Trong khi đó, giảng viên Yale-NUS đã đặt câu hỏi về tình trạng việc làm sau khi trường sáp nhập. Trường ĐH Yale khẳng định giảng viên sẽ không mất việc làm. Thầy cô có thể chuyển công tác sang các khoa của NUS. NUS cam kết tôn trọng hợp đồng làm việc của giảng viên và sẽ giúp đỡ họ ổn định vị trí.

Tuy nhiên, một giảng viên tại Yale-NUS vẫn bày tỏ thất vọng: “Giống như tôi, nhiều người đã đi nửa vòng trái đất đến Singapore vì bị thu hút bởi định hướng phát triển của Yale-NUS. Chúng tôi không thể tin tưởng NUS sau quyết định đột ngột của họ”.

Theo người này, chương trình đào tạo tại Yale-NUS liên tục được cải tiến để đáp ứng nhu cầu quốc tế hoá giáo dục. Do đó, nó có sự khác biệt lớn với chương trình dạy tại các trường đại học Singapore. Nhiều giảng viên Yale-NUS sẽ không chấp nhận việc làm thay thế trong môi trường khác.

Dù vậy, mối quan tâm lớn nhất hiện nay của giảng viên là cảm xúc và chất lượng học tập của sinh viên. Em Jarabejo, sinh viên năm cuối Yale-NUS, cho biết: “Nhiều giáo sư đã liên hệ với sinh viên, động viên rằng sẽ tiếp tục duy trì chất lượng học tập. Điều này khiến chúng tôi cảm thấy yên tâm dù tương lai phía trước còn nhiều bấp bênh”.

Sinh viên USP sẽ chuyển sang trường mới từ năm sau. Trong khi đó, sinh viên Yale-NUS vẫn tiếp tục học chương trình cũ, được cấp bằng dưới tên trường Yale-NUS.

Theo University Word News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô và trò Trường Tiểu học Triệu Ái thành kính dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ. Đức

Tháng 5 nhớ Bác...

GD&TĐ - Nhiều năm qua, Đền thờ Bác Hồ ở thôn Hà Xá (Quảng Trị) trở thành nơi tham quan, học tập của học sinh nhằm tưởng nhớ Người...
Minh họa/INT

Cảm ơn thầy đã 'thắp lửa'!

GD&TĐ - Lá thư này, em gói ghém tình cảm, kỉ niệm, niềm vui thầy trò trong năm học lớp 12 tuyệt vời, dành tặng thầy.
Ăn uống ngoài vỉa hè rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng.

Ghi ở vỉa hè Hà Nội

GD&TĐ - Tối nay, tại quán phở yêu thích ở phố Quang Trung, lần đầu tiên tôi được đến gần những thực khách đến mức gần như có thể cảm nhận được hơi thở của họ.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…