30 cá nhân xuất sắc này được bầu chọn từ 300 ứng viên.
Tại Việt Nam, quả gấc rất thông dụng và thường dùng để nấu xôi gấc. Tại Sri Lanka, loại quả này được dùng để nấu cà ri, và ở Thái Lan thì dùng làm cà rem. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Tiên Huỳnh, các hợp chất tự nhiên có trong quả gấc đặc biệt có lợi cho sức khỏe, nhất là trong chữa trị các dạng ung thư như khối u ác tính hay ung thư vú.
Bà chia sẻ: “Kết quả nghiên cứu cho thấy quả gấc có hàm lượng β-carotene cao gấp 54 lần so với cà rốt và hàm lượng lycopene cao gấp 200 lần so với cà chua. Quả gấc có chứa các chất có thể tiêu diệt 85 đến 90% tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư da và ung thư vú. Tôi muốn dùng bằng chứng khoa học quảng bá lợi ích của quả gấc để mọi người có thể dùng sản phẩm tự nhiên này trong khẩu phần hàng ngày, vì đây là loại trái cây có nguồn gốc từ Việt Nam, dễ trồng và dễ sử dụng”.
Tiến sĩ Tiên Huỳnh cùng một nhóm sinh viên RMIT Melbourne trò chuyện cùng những nông dân trồng café về quản lý chất thải và các cách tái chế chúng để chữa lành vết thương. |
Tiến sĩ Tiên khuyến khích người dân Việt Nam dùng quả gấc trong bữa ăn hàng ngày, ví dụ với cơm hay như uống với cà phê để nâng cao sức khỏe.
“Qua tìm hiểu ở hơn 18 tỉnh của Việt Nam, bốn tỉnh của Thái Lan và ba tỉnh của Sri Lanka, tôi nhận thấy quả gấc trồng tại Việt Nam là tốt nhất, có hàm lượng dinh dưỡng cao, hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ và lợi ích đa dạng nhất, đặc biệt tại miền Trung và Bắc Việt Nam, nơi có trái nặng trên 4kg”, Tiến sĩ nói.
Theo Tiến sĩ Tiên, khi dùng khoa học và công nghệ để xác nhận lợi ích sức khỏe của quả gấc và cải thiện quy trình trồng trọt sẽ giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm thời gian, đồng thời tăng thu nhập cho nông dân.
Ông Nguyễn Công Kha, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học An Giang, tin rằng nghiên cứu này rất có giá trị. Đây là nơi gần đây Tiến sĩ Tiên đến thăm để thảo luận về những dự án nông nghiệp tương lai.
Ông Kha chia sẻ: “Tôi thực sự trân trọng công trình nghiên cứu này cũng như tính ứng dụng cao của công trình”.
Tiến sĩ Tiên Huỳnh (mặc áo thun màu đỏ) cùng sinh viên RMIT Melbourne thảo luận về tái chế chất thải cacao để chữa bệnh. |
Ngoài nghiên cứu về quả gấc, Tiến sĩ Tiên hiện còn tập trung vào nghiên cứu ung thư, tái tạo các mô, kỹ thuật dược lý thần kinh học cũng như tìm kiếm và phát triển thuốc mới.
Bên cạnh công tác nghiên cứu, Tiến sĩ Tiên còn dành thời gian cố vấn cho sinh viên và giảng viên nữ người châu Á, truyền cảm hứng để họ đạt được thành tựu cao, cũng như vượt qua những thử thách trong cuộc sống và công việc. Bà còn đứng đầu nhiều chương trình làm việc ở nước ngoài và các dự án tạo chuyển biến và mang tính bền vững.
Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Tiến sĩ cùng một nhóm các sinh viên ngành Công nghệ sinh học và Môi trường (bằng Honours) Úc thực hiện các dự án nghiên cứu về lợi ích của ca cao, cà phê và chùm ngây trong việc điều trị vết thương, sức khỏe não và ung thư.