Serbia giải thích lý do phản đối lệnh trừng phạt Nga

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo Tổng thống Aleksandar Vucic, nếu áp đặt lệnh trừng phạt với Nga, Serbia sẽ phải công nhận Kosovo là quốc gia độc lập.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tuyên bố, nếu Belgrade chịu khuất phục trước áp lực của EU và áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, Serbia sẽ buộc phải công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập. Ông bày tỏ sự thất vọng với sự thiếu tiến bộ liên quan đến hội nhập EU trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Serbian TV Pink vào tuần trước.

Tổng thống Vucic tuyên bố Belgrade đã hợp tác với các yêu cầu từ Brussels, bao gồm việc bàn giao những người bị tình nghi phạm nhiều tội ác khác nhau trong các cuộc chiến ở Balkan, nhưng nhận lại không được bao nhiêu.

“Chúng tôi đã giao nộp (cựu lãnh đạo Nam Tư Slobodan) Milosevic, bất kể chúng tôi nghĩ gì về ông ấy. Tại sao chúng tôi phải từ bỏ tổng thống đó? Chúng tôi có trở thành thành viên EU sau đó không?” – ông Vucic đặt ra câu hỏi.

Ông Vucic cũng đề cập đến vụ ám sát Thủ tướng Serbia Zoran Dindic, người được cho là đã trở thành mục tiêu tấn công vì hợp tác với các công tố viên quốc tế. Ông Vucic cho biết ông không chắc chắn vụ giết người này hoàn toàn là chuyện nội bộ. Ông Dindic bị bắn năm 2003 bởi một tay súng bắn tỉa thuộc lực lượng đặc nhiệm Nam Tư cũ.

Theo ông Vucic, Serbia đã nhiều lần thực hiện những gì được yêu cầu, nhưng những lời hứa về hội nhập châu Âu đã được chứng minh là không được thực hiện. Đó là lý do tại sao Serbia từ chối lời kêu gọi trừng phạt chống Nga của Brussels trong hơn 100 ngày qua, ông cho biết thêm.

“Nếu chúng tôi áp đặt các biện pháp trừng phạt bây giờ, chúng tôi sẽ được thông báo rằng đã đến lúc giải quyết vấn đề Kosovo” – ông Vucic nói.

Serbia rút quân khỏi Kosovo vào năm 1999 sau khi NATO can thiệp để hỗ trợ lực lượng ly khai vũ trang người Albania ở địa phương, ném bom Belgrade và các thành phố khác. Kể từ đó, các lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO được triển khai tới khu vực trên, nơi đã tuyên bố độc lập sau đó và yêu cầu Belgrade công nhận vào năm 2008. Tuy nhiên, Serbia đã chống lại áp lực của Mỹ và EU để làm như vậy với sự hỗ trợ của Nga và Trung Quốc.

EU tham gia chiến dịch trừng phạt Nga của Mỹ để đáp trả việc Moscow tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Belgrade, vốn có lịch sử liên minh với Moscow, đang bị Brussels gây sức ép buộc phải có chính sách đối ngoại theo khối châu Âu - nơi Serbia cũng muốn gia nhập. Ông Vucic trước đây đã liên kết việc chính phủ của ông từ chối các yêu cầu của phương Tây với cuộc xung đột ở Kosovo.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.