Serbia âm thầm xuất khẩu gần 1 tỷ euro đạn pháo cho chiến sự

GD&TĐ - Tình hình quốc tế liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng thu hút nhiều sự chú ý khi xuất hiện những diễn biến mới đáng quan tâm.

Serbia âm thầm xuất khẩu gần 1 tỷ euro đạn pháo cho chiến sự

Trong bối cảnh diễn ra cuộc xung đột Ukraine, vai trò của Serbia được đặc biệt quan tâm, mặc dù tuyên bố là trung lập nhưng họ vẫn tích cực cung cấp đạn dược cho Quân đội Ukraine.

Tờ Financial Times (FT) đưa tin, khối lượng xuất khẩu đạn dược của Serbia sang Ukraine thông qua các nước thứ ba kể từ khi nổ ra chiến sự đã lên tới khoảng 800 triệu euro.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic coi việc xuất khẩu đạn dược là cơ hội để phục hồi kinh tế đất nước.

Theo ông Vucic, mặc dù Serbia xuất khẩu đạn dược nhưng không bán trực tiếp sang Ukraine hay Nga.

Thay vào đó, đạn dược của Serbia được giao cho các nước thứ ba như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc, sau đó khách hàng toàn quyền quyết định xem sẽ làm gì với số vũ khí này.

Cách làm trên cho phép Serbia duy trì vẻ ngoài trung lập mà không công khai đứng về bên nào trong cuộc xung đột.

Ông Vucic lập luận rằng bước đi trên là một phần trong chiến lược kinh tế của đất nước nhằm củng cố ngành công nghiệp và cải thiện tình hình tài chính.

Như vậy Serbia - quốc gia chưa tham gia những lệnh trừng phạt chống lại Nga, vẫn tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với các nước phương Tây, khi cung cấp cho họ đạn dược, sau đó cuối cùng sẽ được đưa đến Ukraine.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đang chơi một ván cờ phức tạp.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đang chơi một ván cờ phức tạp.

Một khía cạnh thú vị là vai trò các nhà ngoại giao phương Tây trong việc thay đổi định hướng chính sách đối ngoại của Serbia. Theo tiết lộ, Châu Âu và Mỹ đã nỗ lực trong nhiều năm để tạo khoảng cách giữa ông Vucic với Putin.

Đại sứ Hoa Kỳ Christopher Hill, người đã đến Belgrade một tháng sau khi bắt đầu nổ ra cuộc chiến Ukraine giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình này khi nỗ lực làm việc để giảm bớt ảnh hưởng của Moskva đối với Belgrade, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa Serbia và phương Tây.

Những nỗ lực này đã mang lại kết quả. Tuy nhiên vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine vẫn quan trọng và nhạy cảm.

Các nhà phân tích tin rằng đối với phương Tây, việc tìm kiếm sự hỗ trợ cho Ukraine đã trở nên quan trọng hơn việc thúc đẩy Serbia tiến tới cải cách.'

Theo ông Ivan Vejvod, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Con người ở Vienna, nhà lãnh đạo Serbia không bao giờ công khai thừa nhận sự ủng hộ dành cho Ukraine.

Ông Vucic nói bằng những thuật ngữ mơ hồ, tìm cách duy trì sự ủng hộ từ các đảng phái trong nước vốn phản đối sự can thiệp của phương Tây.

Cách tiếp cận này cho phép Serbia cân bằng giữa những lực lượng chính trị và lợi ích khác nhau.

Thiết giáp Nga chịu thiệt hại lớn sau một cuộc tấn công bất thành.

Theo Financial Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.