Nghị sĩ Nga: Armenia rời đi không gây ảnh hưởng tới CSTO

GD&TĐ - Theo giới chính trị Nga, việc Armenia rời Tổ chức Hiệp ước phòng thủ tập thể CSTO sẽ chỉ ảnh hưởng đến chính họ.

Nghị sĩ Nga: Armenia rời đi không gây ảnh hưởng tới CSTO

Ông Andrei Kartapolov - người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia, nói với RIA Novosti rằng một quyết định có thể xảy ra liên quan đến việc Armenia rút khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) sẽ không ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của tổ chức này mà chỉ gây hại cho Armenia.

Trước đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói rằng bước hợp lý tiếp theo sau khi đóng băng tư cách thành viên sẽ là nước này rút khỏi CSTO.

Theo ông Pashinyan, về mặt lý thuyết, tình hình xung quanh CSTO có thể thay đổi nếu Belarus quyết định rời CSTO, hoặc Tổng thống Belarus “tìm ra những lời xin lỗi có thể được người dân Armenia chấp nhận”.

“Điều này sẽ chỉ ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của Armenia chứ không ảnh hưởng gì khác, vì vậy tất nhiên quyết định trên thuộc về phía Armenia".

"Nhưng thực tế là thật không may, quyết định sẽ được đưa ra bởi ban lãnh đạo hiện tại của Armenia, vốn không cân nhắc kỹ lợi ích của mình, đây là một thảm kịch”, ông Kartapolov nhấn mạnh.

Armenia có thể sớm rời khỏi Tổ chức CSTO.

Armenia có thể sớm rời khỏi Tổ chức CSTO.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc duy trì Tổ chức CSTO có lẽ không còn cần thiết đối với Nga, đây là nhận định được một chuyên gia hàng đầu của nước này đưa ra.

Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (Tổ chức CSTO) vốn được coi là "NATO thu nhỏ của Nga" thực chất lại là cơ cấu khác thường nhất từng xuất hiện trên thế giới.

Nhà khoa học, chuyên gia chính trị người Nga, thành viên Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng - ông Alexander Nosovich đã phát biểu trên kênh telegram của mình về những điều kỳ lạ mà Tổ chức CSTO phải đối mặt trong quá trình tồn tại.

Theo nhà phân tích: "CSTO có lẽ là tổ chức quốc tế đặc biệt nhất trên thế giới. Trong tổ chức này, một đồng minh quân sự định kỳ chiến đấu với một đồng minh khác (Kyrgyzstan và Tajikistan)".

"Bên cạnh đó, thủ tướng của một quốc gia (Armenia) đưa ra tối hậu thư chống lại tổng thống của một quốc gia khác (Belarus) cùng khối và với giọng điệu cứng rắn chưa từng có: 'hoặc ông ấy hoặc tôi'”, ông Nosovich cho biết.

Trong những suy nghĩ của mình, vị chuyên gia đi đến kết luận rằng Nga buộc phải trả giá cho sự tồn tại của CSTO - tổ chức mà nhìn chung không cần thiết phải duy trì chút nào.

"Nga là quốc gia CSTO duy nhất hoàn toàn không cần đến tổ chức này, vì an ninh của Moskva không thể được đảm bảo bởi bất kỳ đồng minh nào, trong khi Liên bang Nga thì ngược lại - có thể đảm bảo an ninh cho tất cả các nước đó", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Chúng ta hãy nhớ lại rằng trước đó Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã tuyên bố rằng ông và các quan chức khác sẽ không đến thăm Belarus chừng nào ông Alexander Lukashenko còn là tổng thống của đất nước này.

Lý do đưa ra tuyên bố như vậy là do quan điểm của Minsk về cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh. Theo Thủ tướng Pashinyan, Tổng thống Lukashenko muốn gây hại cho Armenia và giờ phải xin lỗi người dân nước này để nối lại quan hệ.

Hiện tại, chính quyền Armenia sau thất bại trong cuộc xung đột với Azerbaijan đã nhiều lần thông báo sẽ xúc tiến quá trình rời khỏi Tổ chức CSTO để đẩy nhanh tiến độ gia nhập Liên minh châu Âu, với đích ngắm là cuối năm 2024.

Khi đó, căn cứ quân sự của Nga tại quốc gia vùng Cacausus này theo nhận xét có thể thuộc về Pháp, khi Yerevan và Paris đã đẩy mạnh hợp tác quân sự trong thời gian gần đây.

Với tín hiệu mới nhất từ chính quyền Nga, có lẽ Moskva cũng không cần duy trì CSTO nữa khi tổ chức này đang là gánh nặng của họ, đặc biệt khi nguồn lực bị thu hút vào chiến trường Ukraine.

Armenia sẽ xúc tiến việc rời khỏi Tổ chức CSTO.

Theo RIA Novosti

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cha mẹ có thể để trẻ bình tĩnh rồi nói chuyện. Ảnh minh họa

Làm gì khi con hay giận dỗi?

GD&TĐ - Trẻ nhỏ thường giận dỗi, buồn rầu vì không thể nói ra được nỗi bực bội của mình hoặc chưa được đáp ứng mong muốn nào đó.