Sẽ có Quy chế tài chính đặc biệt thí điểm cho các trường Quốc tế

GD&TĐ - Đó là khẳng định của Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, khi tháp tùng đoàn công tác của Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, làm việc Trường ĐH Việt Đức sáng 22/6.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đến thăm và làm việc với Trường Đại học Việt Đức. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đến thăm và làm việc với Trường Đại học Việt Đức. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Những kiến nghị từ cơ sở

Tại buổi làm việc, TS Hà Thúc Viên - Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Việt Đức, đã báo cáo gắn gọn quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường 9 năm qua với Đoàn công tác của Chính phủ.

Theo đó, dù mới chỉ xây dựng được 9 năm theo sự hợp tác giữa hai chính phủ CHLB Đức và Việt Nam, nhưng đến nay Trường ĐH Việt Đức đã có 11 trên tổng số 23 chương trình ngành đào tạo dự kiến, với hơn 1600 sinh viên (đã ra trường 250 SV). Định hướng của trường từ nay đến năm 2020 là phát triển thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu xuất sắc theo tiêu chuẩn giáo dục của CHLB Đức.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp gỡ và nói chuyện với sinh viên Trường ĐH Việt Đức
 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp gỡ và nói chuyện với sinh viên Trường ĐH Việt Đức 

Hiện nay, ngoài tỉ lệ SV tốt nghiệp sau 6 tháng có việc làm ngay đạt 84% thì chỉ số NCKH của GV và SV, chỉ số SV học lên cao học của nhà trường cũng tăng rõ rệt. “ Khảo sát 249 sinh viên cao tốt nghiệp cho thấy, 84% có việc làm ngay, 7% vừa làm vừa học tiếp lên Tiến sĩ, 3% học tiếp Tiến sĩ. Số bài báo khoa học xuất bản quốc tế của trường là 33 bài, công tác nghiên cứu và chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu đã rõ nét khi nhiều sản phẩm nghiên cứu được ứng dụng vào đời sống”- TS Viên cho biết.

Theo TS Hà Thúc Viên, chương trình đào tạo các ngành học của trường hiện nay hoàn toàn đạt chuẩn quốc tế và được công nhận kiểm định. Số chương trình thuộc các chương trình đào tạo tốt, uy tín của các trường ĐH có tiếng tại Đức là rất cao. Chất lượng đào tạo của trường được nâng cao trong thời gian ngắn vừa qua theo TS Viên chính là do thời lượng SV được học với các GS của Đức cao (50-70%) thời lượng chương trình đào tạo.

Dù đã và đang phát triển đúng đắn theo mục tiêu định hướng ban đầu với một Campus đáp ứng mọi chuẩn mực của một trường ĐH chuẩn mực quốc tế được hoàn thiện vào năm 2020. Nhưng theo TS Hà Thúc Viên hiện trường vẫn đang gặp một số khó khăn cần được Bộ GD&ĐT cùng Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ.

Trong đó nổi bật 3 vấn đề như: Trường vẫn chưa có Hiệp định ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và CHLB Đức  về dự án ĐH Việt Đức mà tất cả mới chỉ là Nghị định thư giữa hai bên. Vì vậy, nhà trường mong muốn Thủ tướng sớm thúc đẩy vấn đề này.

Khó khăn thứ 2 mà Trường ĐH Việt Đức mong muốn Thủ tướng tháo gỡ chính là Thủ tướng cần sớm chỉ đạo ban hành Cơ chế tài chính đặc thù mới thay thế cho quyết định 303 để giúp trường linh hoạt hơn trong các kế hoạch tài chính.

Cuối cùng, TS Hà Thúc Viên mong muốn Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành hỗ trợ cho Bộ GD&ĐT trong quá trình thực hiện các thủ tục gia hạn vốn vay ngân hàng Thế giới xây dựng Trường ĐH Việt Đức đến 30/11/2020.

Xây dựng thương hiệu từ chất lượng đào tạo

Ghi nhận sự cố gắng của cả tập thể đội ngũ CB, GV Trường Việt Đức đã vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu (khó khăn về tài chính) để kiên định và giữ vững hướng đi chất lượng trong đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng: Trường đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương khi ngoài việc xây dựng được mô hình đào tạo chuẩn, trường còn đúng đắn trong mục tiêu đào tạo khi không tuyển sinh ào ạt, hạ thấp chuẩn đầu vào.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, để xây dựng được một trường ĐH theo mô hình mới, đặc biệt, đạt chuẩn Châu Âu là rất khó khăn. Vì thế Bộ GD&ĐT cũng hết sức trăn trở với những khó khăn vừa qua của trường.

Theo Bộ trưởng, bản thân Trường ĐH Việt Đức là một trường khá đặc biệt, vì đứng sau lưng đó là 36 trường ĐH hàng đầu của CHLB Đức. Trong đó, hướng đi của các trường này là tập chung vào các ngành công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và kiên quyết bám chắc chất lượng.

Bộ trưởng cho rằng việc có một trường ĐH chuẩn Châu Âu ngay tại khu vực được xem là năng động nhất về phát triển KT-XH của khu vực Đông Nam Bộ là điều hết sức đáng mừng.

Việc hỗ trợ của Chính phủ hai bên cho trường những năm qua Bộ trưởng đánh giá là tiền đề tốt để trường ổn định, xây dựng các chính sách phát triển dài hạn. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, chính việc hỗ trợ của Đức cho Việt Nam bằng việc đưa các chuyên gia, bằng nguồn chất xám của các nhà khoa học mới là điểm nhấn, điểm mấu chốt cho việc định hình chất lượng đào tạo hiện nay của nhà trường.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trước hết nhà trường cần xác định lại rõ cơ cấu, ngành nghề đào tạo theo hướng gắn thế mạnh của các trường ĐH Đức với nhu cầu địa phương cũng như đẩy mạnh việc tự chủ. Bởi không có một trường ĐH nào có thể phát triển bền vững, đáp ứng tốt nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực mà chỉ dựa vào ngân sách của địa phương và Chính phủ.

“Chính sách dự báo trong đào tạo với nhu cầu rất quan trọng. Vì vậy, ngay cả với các bạn Đức khi mở ngành nghề đào tạo vẫn cần có những dự báo trung hạn, gắn với nhu cầu thực tế của địa phương. Khi chúng ta tạo ra được sự cộng hưởng giữa việc đầu tư của Chính phủ với tâm huyết của các thầy, các trường, các Doanh nghiệp (đào tạo theo đơn đặt hàng) chắc chắn bài toán cung ứng nhân lực chất lượng cao cho địa phương sẽ ổn” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phân tích.

Sẽ có quy chế đặc biệt cho các trường quốc tế

Về các kiến nghị của Nhà trường, đặc biệt là kiến nghị giữa hai chính phủ cần sớm có Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và CHLB Đức về dự án ĐH Việt Đức, Bộ GD&ĐT cũng đã có buổi làm việc với Bang Hessen và Chính phủ CHLB Đức rất kỹ về vấn đề này.

Tinh thần là hai bên đều nhất trí ủng hộ và đồng thuận cho vấn đề trên. Vì vậy, sắp tới sau khi thỏa thuận nội bộ bên phía bang Hessen xong, chúng tôi sẽ sớm có đề nghị với Chính phủ để hoàn tất việc này nhằm để Ngân hàng Thế giới tiếp tục duy trì dự án tài trợ này cho Trường ĐH Việt Đức.

Về kiến nghị Quy chế tài chính, Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đây là vấn đề không của riêng trường ĐH Việt Đức mà hai trường ĐH Việt Nhật và Việt Pháp cũng gặp phải. Đây là điều Bộ GD&ĐT cũng nhìn thấy.

Vì vậy, sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ có một quy chế đặc biệt cho các trường quốc tế. Trước mắt sẽ cho thí điểm vài trường, và Quy chế này sẽ áp dụng cho các trường quốc tế trong vòng 5 năm, khi các trường dần đi vào ổn định, Bộ GD&ĐT sẽ báo cáo Thủ tướng để cho các trường hướng đến tự chủ.

Về vấn đề xin gia hạn vốn vay ngân hàng Thế giới xây dựng Trường ĐH Việt Đức đến 30/11/2020. Thực tế các đây một năm Thủ tướng cũng đã quyết định yêu cầu cần tạo sự ổn định cho trường và Ngân hàng Thế giới cũng đã chấp thuận. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ thủ tục. Thủ tục là nhà trường cần phải sớm tái cấu trúc lại hướng phát triển của trường làm sao thỏa mãn các yêu cầu. Trên nguyên tắc là nhà trường sẽ làm việc trực tiếp với Ngân hàng Thế giới. Còn các thủ tục với các bộ, ngành nhà trường vướng đến đâu Bộ GD&ĐT sẽ tiếp nhận, báo cáo Thủ tướng để có hướng tháo gỡ sớm nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.