Sẽ có chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Thông tư Ban hành chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài theo khung năng lực tiếng Việt 6 bậc.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được xây dựng nhằm tạo cơ sở cho việc dạy, học tiếng Việt và kiểm tra đánh giá, giúp những người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ muốn có đủ vốn tiếng Việt để thường xuyên sử dụng trong công việc, học tập và nghiên cứu, góp phần duy trì ý thức hướng về cội nguồn, quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc. Chương trình gồm 6 trình độ căn bản, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả, phù hợp dễ tiếp cận cho người học.

Chương trình được xây dựng từ cách nhìn toàn diện. Mức độ thành thạo tiếng Việt gồm nhiều mặt, nhiều phương diện khác nhau.

Theo đó, để giảng dạy, học tập và đánh giá đúng được mức độ thành thạo của người học cũng như mức độ hiệu quả của tài liệu giảng dạy, chương trình cần phải bảo đảm có khả năng phát triển năng lực tiếng Việt một cách toàn diện.

Để có năng lực sử dụng tiếng Việt, người học cần phải: Có năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt, hiểu và vận dụng những hiểu biết về văn hoá Việt Nam vào cuộc sống giao tiếp; Có khả năng kết nối, sử dụng tiếng Việt trong những phạm vi ngành/chuyên ngành khác nhau;

Phát triển năng lực tiếng Việt và những hiểu biết về văn hoá Việt Nam qua so sánh, đối chiếu với ngôn ngữ thứ nhất của mình với nền văn hóa ở đất nước mình đang sống; Có khả năng sử dụng được tiếng Việt cả trong và ngoài gia đình, trong công việc, nghề nghiệp;

Việc kiến tạo và phát triển năng lực tiếng Việt gồm một chuỗi các thành tố: Năng lực ngôn ngữ (tiếng Việt), năng lực văn bản, năng lực thực hiện hành vi ngôn ngữ, năng lực chiến lược giao tiếp, năng lực ngôn ngữ xã hội. Các năng lực này được trình bày trong khung năng lực tiếng Việt dành cho người nước ngoài. Đó là: Năng lực ngôn ngữ (kiến thức về tiếng Việt); Năng lực tổ chức và xử lý văn bản tiếng Việt.

Năng lực nghe hiểu; Năng lực đọc hiểu tiếng Việt; Năng lực tương tác lời nói miệng; Năng lực tương tác viết; Năng lực tạo lập lời nói; Năng lực tạo lập văn bản viết bằng tiếng Việt; Năng lực về chiến lược giao tiếp bằng tiếng Việt; Năng lực giao tiếp và ngôn ngữ xã hội.

>>> XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.