Sẽ có Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Dự thảo đề xuất, giáo viên mầm non phải đạt được 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Cụ thể:

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp

Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên mầm non hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị: Lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành, của địa phương và nhà trường.

Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp: Yêu thương, tôn trọng, công bằng, gần gũivới trẻ; Yêu nghề, kiên nhẫn, biết tự kiềm chế, có tinh thần trách nhiệm. Giữ gìn đạo đức, uy tín, danh dự nhà giáo

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.

Có kiến thức, kĩ năngchuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc; có khả năng sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộcở vùng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 3. Năng lực chuyên môn: Được đào tạo đúng chuyên ngành, nắm vữngvà có khả năng vận dụng được kiến thứcvề khoa học Giáo dục Mầm non qua đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật vào thực tiễn hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 4. Năng lực sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Sử dụng tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác ở mức tương đương theo quy định; hoặc giao tiếp bằng tiếng dân tộc (ở vùng dân tộc thiểu số) phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 5. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng được các phần mềm công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chuẩn 3: Năng lực nghiệp vụ sư phạm

Có kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non và nhu cầu phát triển của trẻ.

Tiêu chí 6. Năng lực nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ: Thiết kế và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh cho trẻ.

Tiêu chí 7. Năng lực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ: Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ

Tiêu chí 8. Năng lực quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ: Có kỹ năng quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày; thiết kế công cụ và tổ chức đánh giá trẻ theo giai đoạn, sử dụng thông tin đánh giá để điều chỉnh trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiêu chí 9. Năng lực phát triển Chương trình giáo dục: Xây dựng kế hoạch giáo dục, chương trình giáo dục trong nhóm, lớp hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tiêu chí 10. Năng lực quản lý nhóm, lớp: Tổ chức quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhóm, lớp; tổ chức quản lý cơ sở vật chất, hệ thống hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và dân chủ

Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ;Thực hiện quyền dân chủ của bản thân và tham gia xây dựng môi trường dân chủ trong nhà trường.

Tiêu chí 11. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện đối với trẻ: Xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm, lớp đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện; phát hiện, đề xuất loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bạo lực và thực hiện các biện pháp xử lý tình huống nhằm đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ.

Tiêu chí 12. Năng lực thực hiện quyền dân chủ của bản thân trong nhà trường:

Thực hiện quyền dân chủ của người giáo viên mầm non trong nhà trường, phát hiện các yếu tố cản trở việc dân chủ và thực hiện các biện pháp cải thiện việc thực hiện quyền dân chủ của bản thân trong nhà trường.

Tiêu chí 13. Năng lực tham gia xây dựng môi trường dân chủ trong nhà trường: Tôn trọng và hỗ trợ tích cực việc thực hiện quyền dân chủ của đồng nghiệp, cha, mẹ của trẻ trong nhà trường.

Tiêu chuẩn 5: Năng lực xây dựng quan hệ xã hội

Xây dựng quan hệ tích cực, thân thiện, hợp tác với các bên liên quan trong và ngoài nhà trường.

Tiêu chí 14. Năng lực xây dựng mối quan hệ với của cha, mẹ trẻ, tổ chức và cá nhân có liên quan: Tôn trọng, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ cha mẹ trẻ và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Tuyên truyền, vận động cha mẹ trẻ và tổ chức, cá nhân trong cộng đồng tham gia các hoạt động đảm bảo quyền của trẻ em.

Tiêu chí 15. Năng lực xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên: Tôn trọng, thân thiện, hợp tác, hỗ trợ đồng nghiệp, tham mưu với cấp trên để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.