(GD&TĐ) - Cựu nhân viên CIA Edward Snowden vừa tiết lộ với Washington Post và The Guardian về chương trình PRISM cho phép truy cập email, các file, chat hay những câu chuyện trên các trang tìm kiếm như Google, Facebook, Microsoft… Điều quan trọng (theo tiết lộ của Edward Snowden) là Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và Cục điều tra Liên bang (FBI) đã sử dụng chương trình này để giám sát các hoạt động của người dân trên internet.
Không chỉ ở Mỹ, nhiều nước EU cũng sử dụng chương trình PRISM để theo dõi các hoạt động trên internet của công dân nước họ. Tiết lộ động trời này làm cả thế giới dậy sóng. Dư luận đặt câu hỏi: Ở những nước được coi là văn minh như Mỹ và EU, luôn tự cho mình cái quyền được phán xét về “nhân quyền” với các quốc gia khác lại vi phạm thô bạo quyền riêng tư được pháp luật bảo hộ thế sao?
Tổng thống Mỹ không khỏi đau đầu trước cú sốc mang tên Edward Snowden |
Tại châu Âu, EU yêu cầu Mỹ tỏ thái độ rõ ràng về việc tôn trọng quyền cơ bản trong bảo vệ thông tin cá nhân của các công dân EU. Ngày 10/6, Ngoại trưởng Anh William Hague đã phải điều trần trước Quốc hội về chuyện này. Theo The Independent (Anh), ông Hague xác nhận có đồng ý cho MI6 và Cơ quan Tình báo thông tin của nước này truy cập hàng trăm hồ sơ mỗi năm, nhưng là hoạt động hoàn toàn trong khuôn khổ của luật pháp. Tại Đức, cơ quan tình báo nước này cũng đang chuẩn bị phải điều trần trước Quốc hội xung quanh việc sử dụng chương trình PRISM. Theo tiết lộ của Edward Snowden trên tờ The Guardian thì Đức cũng là một trong số các quốc gia EU tích cực tham gia chương trình PRISM.
Cú sốc Edward Snowden
Cách đây chưa lâu, chuyện Bộ Tư pháp Mỹ thu giữ dữ liệu điện thoại của 20 phóng viên và biên tập viên hãng tin AP trong 2 tháng đã gây bất bình trong dư luận Mỹ. Làn sóng phản đối chính quyền vi phạm quyền riêng tư chưa kịp lắng xuống thì cú sốc mang tên Edward Snowden như một đòn quyết định đánh sập uy tín của nước Mỹ - nơi được coi là “thánh đường của tự do”.
Tại châu Âu, EU yêu cầu Mỹ tỏ thái độ rõ ràng về việc tôn trọng quyền cơ bản trong bảo vệ thông tin cá nhân của các công dân EU. Ngày 10/6, Ngoại trưởng Anh William Hague đã phải điều trần trước Quốc hội về chuyện này. Theo The Independent (Anh), ông Hague xác nhận có đồng ý cho MI6 và Cơ quan Tình báo thông tin của nước này truy cập hàng trăm hồ sơ mỗi năm, nhưng là hoạt động hoàn toàn trong khuôn khổ của luật pháp. Tại Đức, cơ quan tình báo nước này cũng đang chuẩn bị phải điều trần trước Quốc hội xung quanh việc sử dụng chương trình PRISM. Theo tiết lộ của Edward Snowden trên tờ The Guardian thì Đức cũng là một trong số các quốc gia EU tích cực tham gia chương trình PRISM.
Edward Snowden là ai và tại sao anh ta lại cung cấp những bí mật động trời cho báo giới?
Cựu nhân viên CIA 29 tuổi) có mặt tại Hongkong, khẳng định anh không trốn tránh công lý mà “ở đây để tiếp tục phanh phui tội phạm”. Edward Snowden trốn sang đặc khu hành chính của Trung Quốc hôm 20/5, trước khi tờ Guardian đăng tải bài viết về việc NSA giám sát những cuộc điện đàm và sử dụng internet của người dân. Tuy nhiên, theo các nguồn tin, ngày 9/6, Edward Snowden đã biến mất khỏi khách sạn Mira, nơi anh từng sống trước đó. Edward Snowden đi đâu? Câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Trong khi đó, Julian Assange - ông chủ của website Wikileaks lừng lẫy một thời đã khuyên Edward Snowden nên xin tị nạn chính trị ở Nga hay ở Mỹ -Latinh. Trước đó, ông D.Peskov - phát ngôn viên của Tổng thống Nga V.Putin cho biết, Nga sẵn sàng xem xét việc cấp tị nạn chính trị cho Edward Snowden nếu có đơn đề nghị.
Người hùng hay kẻ phản bội
Trong buổi tham quan kênh truyền hình Russia Today, bình luận về “cú sốc Edward Snowden”, V.Putin khẳng định: “Nhìn chung những phương pháp như vậy là cần thiết. Vấn đề ở chỗ chúng phải được kiểm soát bởi xã hội...
Trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, kể cả ở xã hội văn minh cần phải sử dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào. Nếu điều này được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, được điều chỉnh bởi những quy tắc ứng xử của các dịch vụ đặc biệt thì tốt, bằng không thì khó có thể chấp nhận được”.
Dư luận Mỹ đánh giá hành động của Edward Snowden rất khác nhau. Trong bối cảnh nước Mỹ đang phải gồng mình chống lại chủ nghĩa khủng bố trên chính nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama kêu gọi người dân nên “cân bằng giữa quyền riêng tư và an ninh của đất nước”. Đa số các nghị sĩ Mỹ cho rằng Edward Snowden đã hủy hoại hệ thống an ninh quốc gia và tất nhiên phạm tội phản quốc. Nghị sĩ John Boehner khẳng định: “Anh ta là kẻ phản quốc. Vụ tiết lộ thông tin này gây rủi ro cho người dân Mỹ. Nó cho các đối phương của chúng ta biết năng lực của chúng ta như thế nào và là vụ phạm luật lớn”. Nghị sĩ đảng Cộng hòa Peter King nói: “Nếu Edward Snowden thực sự làm rò rỉ thông tin của các cơ quan an ninh, chính quyền Mỹ phải truy tố anh ta theo mức nghiêm khắc nhất của pháp luật và triển khai công tác dẫn độ càng nhanh càng tốt”.
Tuy nhiên, không ít các nhà hoạt động xã hội lên tiếng bênh vực Edward Snowden. Ông Jim Walsh- chuyên viên an ninh của đại học công nghệ MIT cho rằng: “Muốn dung hòa giữa an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dân - điều mà mọi người Mỹ đều mong muốn, các cơ quan an ninh phải chứng tỏ điều này là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không ai đã làm như vậy”.
Ngày 10/6, báo Washington Post và Viện nghiên cứu Pew đưa ra kết quả thăm dò cho thấy có 56% người Mỹ được hỏi cho rằng chương trình PRISM là “chấp nhận được”, 41% khẳng định “không thể chấp nhận”. Trong khi giới chức Mỹ đang ráo riết đòi dẫn độ Edward Snowden về Mỹ để xử tội thì bản kiến nghị đòi ân xá cho anh đã thu thập được trên 30 ngàn chữ ký.
Cú sốc mang tên Edward Snowden đang đánh thẳng vào uy tín của nước Mỹ và cụ thể là chính quyền của Tổng thống Barack Obama.
Duy Long (TH)