Sau phẫu thuật cắt gan, lấy sỏi mật, bệnh nhân nguy kịch vì chăm sóc không đúng cách

 Sau quá trình phẫu thuật cắt gan, lấy sỏi đường mật cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Tuy nhiên, do trong quá trình chăm sóc không đảm bảo, nữ bệnh nhân viêm nhiễm nặng dẫn đến suy kiệt nặng.

Sau phẫu thuật cắt gan, lấy sỏi mật, bệnh nhân nguy kịch vì chăm sóc không đúng cách

Ngày 6/9/2018 phòng cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương tiếp nhận bệnh nhân M. T. H (33 tuổi có địa chỉ tại Hàm Yên – Tuyên Quang) vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, da bọc xương, đau bụng nhiều, nôn nhiều, không thể ăn uống được, bệnh nhân H được các bác sĩ khoa chẩn đoán suy kiệt cơ thể rất nặng sau phẫu thuật cắt gan trái áp xe do sỏi đường mật.

Kết quả chụp CT đa dãy ổ bụng cho thấy hình ảnh nhiều dịch mủ trong khoang bụng. Các ổ áp xe nhỏ trong bó cơ thắt lưng chậu trái, sỏi đường mật gan phải.

Theo người nhà bệnh nhân cho biết, 3 tuần trước khi vào viện bệnh nhân có phẫu thuật cắt gan trái và lấy sỏi đường mật tại một bệnh viện Trung Ương sau đó được ra viện chuyển về bệnh viện tỉnh điều trị. Nhưng sau 7 ngày điều trị tại bệnh viện tỉnh, bệnh nhân ngày càng gầy yếu, không ăn uống được gì, đau bụng nhiều gia đình gần như hết hy vọng và xin cho bệnh nhân về nhà. 

Bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, không thể ngồi, không ăn uống được cùng tình trạng các chân dẫn lưu sưng tấy đỏ, chảy dịch mủ, ổ bụng nhiều dịch mủ.

Bệnh nhân đã được điều trị tích cực bằng phác đồ dùng kháng sinh mạnh phối hợp dinh dưỡng đường tĩnh mạch, dẫn lưu ổ mủ trong khoang bụng. Hiện tại sau 12 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã có thể đi lại ngắn, ăn uống tốt, sức khỏe đang dần hồi phục.

Mẹ bệnh nhân chia sẻ: “Khi đưa cháu về nhà gia đình gần như không có hy vọng cháu có thể tiếp tục sống, cháu cứ ăn hay uống vào là nôn hết, nhưng hàng xóm đến chơi động viên còn nước còn tát, cố gắng đưa cháu đến Hùng Vương. May mắn gia đình đưa đến viện cấp cứu kịp nên bây giờ mới ngồi được thế này”.

Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết với những bệnh nhân sau phẫu thuật đặc biệt phẫu thuật gan, mật, đường tiêu hóa cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, gia đình và bệnh nhân cần tuân theo những hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị. Bệnh nhân cần được theo dõi sát quá trình hồi phục sau mổ để có những phương án điều trị kịp thời.

Trong giai đoạn hồi phụcvết mổ cần cung cấp đủ năng lượng và protein để tăng nhanh thể trọng và hồi phục sức khỏe. Có thể chia 5-6 bữa/ngày.

Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, sữa chua, trái cây (cam, bưởi, rau xanh, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang…) để tránh táo bón, giúp nhanh lành vết mổ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Theo Giadinhmoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.