Sắp thành lập Trung tâm cứu hộ Gấu lớn nhất Việt Nam

GD&TĐ - Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở 2 do Tổ chức Động vật Châu Á tài trợ vì mục tiêu chấm dứt hoàn toàn nạn nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam. Trong tương lai, Dự án có quy mô cứu hộ lên đến 300 cá thể gấu, sẽ là Trung tâm cứu hộ gấu lớn nhất Việt Nam.

Sắp thành lập Trung tâm cứu hộ Gấu lớn nhất Việt Nam

Ngày 15/7, tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, và Tổ chức Động vật Châu Á đã thực hiện khởi động Dự án “Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở 2”. Đây là một dự án thiết yếu trong việc cứu hộ và chăm sóc nhân đạo cho toàn bộ các cá thể gấu vẫn đang sống mòn trong các trang trại nuôi gấu lấy mật.

Theo Cục Kiểm lâm, hiện còn khoảng 870 cá thể gấu đang được nuôi trong các cơ sở tư nhân và các hộ gia đình, ngoại trừ các hơn 300 cá thể gấu đã được đưa về các Trung tâm cứu hộ gấu do nhà nước quản lý.

Theo Cục Kiểm lâm, hiện còn khoảng 870 cá thể gấu đang được nuôi trong các cơ sở tư nhân và các hộ gia đình, ngoại trừ các hơn 300 cá thể gấu đã được đưa về các Trung tâm cứu hộ gấu do nhà nước quản lý.

Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở 2 sẽ được đặt ở Khu hành chính của Vườn Quốc gia Bạch Mã, với diện tích 12,7 ha. Dự kiến, Trung tâm sẽ nuôi cứu hộ hơn 300 cá thể gấu tiếp nhận từ các cơ sở nuôi gấu tư nhân, các vụ vi phạm và sẽ chấm dứt việc nuôi gấu trong tư nhân vào cuối năm 2026.

Các hạng mục sẽ hoàn thành vào năm 2026 với 12 nhà gấu và 12 khu bán hoang dã, khu hành chính và nghỉ dưỡng cho nhân viên, khu cách ly, khu bệnh viện thú y, khu chế biến thức ăn cho gấu, khu giáo dục truyền thông, khu xử lý chất thải và các khu tiện ích cơ sở hạ tầng khác.

Từ dự án này, loài gấu tại Việt Nam sẽ được bảo tồn bền vững qua việc nhận thức của cộng đồng về bảo vệ loài gấu được nâng cao và lồng ghép vào chương trình nghiên cứu tái thả và bảo tồn loài gấu trong tự nhiên. Tổ chức Động vật Châu Á viện trợ không hoàn lại 10,5 triệu Đô la Mỹ (tương đương 242,5 tỷ đồng).

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Quốc Doanh cho biết: “Dự án được triển khai thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện đầy đủ các quy định của những Công ước quốc tế liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động vật hoang dã mà Việt Nam đã tham gia như: Công ước CITES, Công ước đa dạng sinh học, Cam kết quốc tế trong Tuyên bố London về chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật hoang dã...

Thông qua việc thực hiện Dự án, Việt Nam phấn đấu chấm dứt việc nuôi gấu trong cơ sở nuôi nhốt của hộ gia đình, cá nhân vào cuối năm 2026. Loài gấu tại Việt Nam sẽ được bảo tồn bền vững qua việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ loài gấu và lồng ghép vào chương trình nghiên cứu tái thả và bảo tồn loài gấu trong tự nhiên”.

Việc triển khai thực hiện Dự án cũng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Hơn nữa, các hoạt động của Dự án sẽ được lồng ghép vào hoạt động du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Bạch Mã, đây sẽ là một điểm đến hấp dẫn lớn đối với khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế. Qua đó, góp phần giúp kinh tế địa phương ngày càng được cải thiện và phát triển. – ông Doanh nhấn mạnh.

Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Lễ khởi động.

Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Lễ khởi động.

Tổ chức Động vật Châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa toàn bộ gấu về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2017 tới 2022.

Trong khi đó, Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam do Tổ chức Động vật Châu Á đang vận hành và tài trợ tại Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đang dần vận hành hết công suất cứu hộ. Mặc dù trên cả nước, hiện có một số Trung tâm Cứu hộ khác có khả năng cứu hộ gấu, nhưng không một trung tâm nào có thể đảm bảo công suất cứu hộ với số lượng toàn bộ 300 cá thể còn lại.

Ts. Jill Robinson MBE, sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á chia sẻ: “Việt Nam là quốc gia đầu tiên cấm hoàn toàn nuôi nhốt gấu lấy mật, và hôm nay Chính phủ Việt Nam đã thể hiện rõ quyết tâm và tầm nhìn để hiện thực hóa việc đóng cửa các trại nuôi gấu lấy mật và cứu hộ hết toàn bộ gấu còn bị nuôi nhốt.

Thay mặt những người yêu và ủng hộ công tác bảo tồn gấu trên toàn thế giới, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ Việt Nam, ngày hôm nay đã thể hiện rõ quyết tâm hợp tác và hỗ trợ Tổ chức Động vật Châu Á trong những năm qua".

Ts. Jill Robinson MBE, sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á chia sẻ tại Lễ khởi động Dự án.

Ts. Jill Robinson MBE, sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc Tổ chức Động vật Châu Á chia sẻ tại Lễ khởi động Dự án.

Đại diện Tổ chức Động vật Châu á, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp và Vườn Quốc gia Bạch Mã cùng nhấn nút chính thức khởi động Dự án “Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở 2".
Đại diện Tổ chức Động vật Châu á, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp và Vườn Quốc gia Bạch Mã cùng nhấn nút chính thức khởi động Dự án “Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam cơ sở 2".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ