Sáng tạo trong từng tiết học, cô giáo truyền năng lượng tích cực cho học sinh

GD&TĐ - Không chỉ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, cô Nguyễn Thị Tuyết Lan, trường THCS - THPT Hà Thành (Hà Nội) là một giáo viên tâm huyết, trăn trở và không ngại vượt qua khó khăn, vất vả vì học sinh của mình….

Chân dung cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trường THCS – THPT Hà Thành.
Chân dung cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Lan, Trường THCS – THPT Hà Thành.

Sáng tạo trong từng giờ học

“Đồng hành cùng với hành trình trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh trên con đường đi đến đại học và trên đường đời...", - đó là tâm niệm luôn thường trực trong sự nghiệp giáo dục của cô Nguyễn Thị Tuyết Lan, giáo viên trường THCS - THPT Hà Thành (Hà Nội). 

Vừa là tổ phó tổ chủ nhiệm, vừa đảm nhiệm chức vụ trưởng ban tuyển sinh của nhà trường và hiện tại cô giáo Tuyết Lan là người đứng lớp bộ môn kĩ năng sống cho học sinh khối THPT tại nhà trường.

Trong suốt 20 năm giảng dạy, cô rất tâm đắc với câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy phải là kiểu mẫu cho các cháu”. Vì thế, cô luôn trăn trở, tìm tòi, đổi mới để có những giờ lên lớp cho học trò. 

“Là cô giáo trong môi trường giáo dục 4.0 đã khó, là giáo viên dạy môn kĩ năng sống còn khó hơn. Tại thời điểm học sinh được nghỉ để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các em sẽ phải tiếp cận một khối lượng kiến thức văn hoá lớn thông qua màn hình học trực tuyến, nên việc đưa bộ môn kĩ năng sống theo cách truyền thống, hướng dẫn học sinh là không thể".

Do đó, cô đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, biến mỗi buổi học trở thành những khoảnh khắc say mê, hứng thú. 

Để làm được như vậy, phải thực sự khéo léo mới có thể trở thành “người bạn lớn" của học sinh. Dù thời gian rất hạn chế, song cô Tuyết Lan luôn gần gũi làm thầy, làm bạn cùng các trò; chia sẻ và thấu hiểu tâm tư tình cảm của lứa tuổi đang tập làm người lớn; quan tâm một cách tế nhị đến ứng xử, giao tiếp bạn bè, mối quan hệ của học trò trong và ngoài trường học, ở gia đình... để soạn dạy các chủ đề phù hợp với học sinh. 

Nhiều hoạt động ý nghĩa được cô Tuyết Lan đổi mới gắn liền với chương trình học để các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Nhiều hoạt động ý nghĩa được cô Tuyết Lan đổi mới gắn liền với chương trình học để các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Trước giờ lên lớp, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Lan ​​luôn cố gắng tìm hiểu kiến thức cần có và phù hợp thực trạng học sinh thời nay cần gì để nâng cao khả năng soạn giảng, dẫn dắt và truyền cảm hứng trong tiết dạy của mình. Trong giờ lên lớp, học sinh buộc phải vận động suy nghĩ, phản xạ thông qua các trò chơi, video, bài hát, hình ảnh trực quan...Chủ động giải quyết các vấn đề cô giáo đã đưa ra bằng cách thuyết trình thể hiện quan điểm bản thân và phản biện ý kiến của các thành viên khác trong lớp.  

Tất cả vì học sinh

Ngoài việc thiết kế các bài giảng sinh động tạo thành một kho tư liệu và đưa vào giảng dạy ở các khối lớp, cô giáo Tuyết Lan còn đưa vào giáo án nhiều chủ đề thiết thực đối với độ tuổi của các em hiện tại. Tiêu biểu là tiết học “Tình yêu tuổi học trò” và một số tiết học về kĩ năng ứng xử trên mạng xã hội, kĩ năng giao tiếp, công cha nghĩa mẹ...đã thu hút hàng trăm học sinh mong chờ đến giờ lên lớp. 

Chia sẻ về quan điểm đưa chủ đề giáo dục tình yêu vào giáo án, cô Tuyết Lan cho biết: “Tuy rằng vấn đề tâm lý tình cảm là một vấn đề nhạy cảm khó tiếp cận, khó dạy để cho các em đón nhận và chia sẻ.

Nhưng nếu nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi, “nghiêm khắc đúng lúc, chia sẻ khi cần”, đặt mình vào vị trí các em,  khi đó chính là cơ hội cho thầy cô quan tâm, định hướng đúng đắn về chuyện tình cảm bạn bè  hay hình yêu lứa tuổi học trò. Từ đó sẽ là động lực thay đổi các em rất lớn cho tương lai”.  

Nhiều hoạt động ý nghĩa được cô Tuyết Lan đổi mới gắn liền với chương trình học để các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Nhiều hoạt động ý nghĩa được cô Tuyết Lan đổi mới gắn liền với chương trình học để các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Giảng dạy đối với học sinh tuổi đang trưởng thành là áp lực không nhỏ, đồng thời theo yêu cầu của BGH nhà trường bộ môn kĩ năng sống sẽ được dạy 2 tiết/ tuần, do đó các em phải hoàn thành thật tốt chương trình học. Thế nhưng, giờ giảng của cô Tuyết Lan thật khác.

Em Nguyễn Linh, học sinh lớp 10A2, Trường THCS - THPT Hà Thành chia sẻ: “Cô Tuyết Lan đã mang đến nhiểu bài học bổ ích cho chúng em. Cô luôn là người truyền cảm hứng và động lực để chúng em cố gắng từng ngày. Được học tập và rèn luyện trong trường nói chung và được cô giảng dạy nói riêng là một điều may mắn”. 

Trong công tác chủ nhiệm, cô Tuyết Lan luôn dành sự tâm huyết, thương yêu học trò của mình. Trong mỗi hoạt động ngoài giờ lên lớp, cô đã tổ chức rất nhiều hoạt động sáng tạo. Cô đã biến những giờ sinh hoạt lớp trở thành ngày hội với nhiều hoạt động giáo dục có ý nghĩa như: Olympic, thi văn nghệ, hùng biện theo chủ đề, trang trí lớp học thân thiện với môi trường…

Đặc biệt, với mục tiêu “gắn kết phụ huynh – nhà trường – học sinh” cô Nguyễn Thị Tuyết Lan đã ứng dụng kiến thức bộ môn kĩ năng sống vào buổi họp phụ huynh học sinh tại các lớp chủ nhiệm. Những buổi họp không còn căng thẳng, trao đổi thành tích như thông thường mà thực sự trở thành một “ngày hội” có giải trí, có sự lắng nghe, niềm vui và những giọt nước mắt.

Thông qua đó, cô đã phá bỏ rào cản suy nghĩ giữa các thế hệ, giúp bậc cha mẹ hiểu và gần gũi con, chứng kiến sự trưởng thành của các con trong quá trình học tập và rèn luyện khi tạo cơ hội học sinh được nói, được chia sẻ.

Nhiều năm liền cô Tuyết Lan (ngoài cùng bên phải) vinh dự là giáo viên giỏi cấp trường, cấp quận.

Nhiều năm liền cô Tuyết Lan (ngoài cùng bên phải) vinh dự là giáo viên giỏi cấp trường, cấp quận.

Với trình độ chuyên môn và sự sáng tạo trong giảng dạy, năm học 2029 – 2010 cô Tuyết Lan đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; năm học 2010-2011 cô được trao bằng khen danh hiệu “Lao động tiên tiến”; năm học 2020-2021 đạt giải Ba giáo viên giỏi quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội); Giải A sáng kiến kinh nghiệm cấp Quận Tây Hồ, giải B sáng kiến kinh nghiệm cấp Thành phố  Hà Nội đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học”… và nhiều thành tích đáng ghi nhận khác. 

Cũng nhờ vào những nỗ lực của cô Lan mà các em học sinh đã say mê học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, hai lớp 10A2 và 11A5 do cô làm chủ nhiệm luôn đạt thành tích xuất sắc; chất lượng luôn vượt chỉ tiêu nhà trường giao. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...