Sẵn sàng các phương án ứng phó, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai

GD&TĐ - Thiên tai ngày càng diễn biến khốc liệt, cực đoan, khó lường, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Việc chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt khi Việt Nam đang đứng trong “thách thức kép” phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ứng phó, thích nghi trong tình hình mới

Năm 2020, đất nước ta đã phải gồng mình chống chọi với những "cơn thịnh nộ" của thiên nhiên, chứng kiến tới 16 loại hình thiên tai với tổng cộng 576 đợt, trận thiên tai xảy ra trên khắp mọi miền Tổ quốc. Tính riêng trong năm, thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích, 912 người bị thương; ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 40 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, trong 2 năm nay, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với “thảm họa kép” khi nguy cơ thiên tai lớn xảy ra tại các khu vực dịch COVID-19 đang hoành hành. Trong tình huống đó, sẽ là thách thức lớn đối với việc đảm bảo an toàn tại các khu sơ tán tập trung, đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành liên quan tại địa phương để đạt được mục tiêu kép phòng chống thiên tai và phòng dịch.

Bên cạnh đó, tình trạng chia cắt, cô lập khi có tình huống thiên tai xảy ra, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiếp cận hiện trường, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó cũng như phối hợp cứu hộ, cứu nạn và cứu trợ, đảm bảo đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Trong bức tranh toàn cảnh về phòng chống thiên tai của đất nước, việc Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nhiều hơn nguồn lực từ xã hội, nâng cao nhận thức và sự vào cuộc của toàn dân trong phòng chống thiên tai, chỉ đạo và hướng dẫn phát triển lực lượng ứng phó tại chỗ (lực lượng xung kích phòng chống thiên tai) trên phạm vi hàng chục nghìn xã... đã và đang tạo nền tảng vững chắc, lâu dài cho công tác PCTT.

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, thiệt hại về người do thiên tai đã giảm đáng kể. Nhờ sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ nguồn lực của Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội, sự nỗ lực không mệt mỏi của lực lượng phòng chống thiên tai, công tác phòng chống thiên tai những năm qua cũng chứng kiến những bước tiến vượt bậc.

Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức kép là “thiên tai-dịch bệnh”, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tập trung vào việc tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác phòng, chống thiên tai.

Người dân cùng lực lượng chức năng Đà Nẵng chung tay phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Hoàng Vinh

Người dân cùng lực lượng chức năng Đà Nẵng chung tay phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: Hoàng Vinh

Cùng với đó, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai bảo đảm kịp thời và độ tin cậy; ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu cơ bản về thiên tai, hệ thống dự báo khí tượng thuỷ văn, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng và các cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai từ Trung ương đến cơ sở; phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai.

Trang bị công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát phục vụ chỉ đạo điều hành, ứng phó với thiên tai, đặc biệt đối với các loại thiên tai lớn, xảy ra trên diện rộng như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai; bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025

Xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai: Sự chung tay của các bộ ngành và toàn xã hội

 “Để sẵn sàng cho công tác phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã có văn bản số 76/TWPCTT ngày 30/6/2021 yêu cầu các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai kết luận của Phó Thủ tướng-Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai Lê Văn Thành tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 và văn bản số 60/TWPCTT ngày 11/5/2021 đề nghị rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn theo phương châm “4 tại chỗ,” đặc biệt phương án sơ tán dân phù hợp trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

“Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai", các Bộ, ngành cũng đã đề ra những hành động cụ thể. Nội dung phòng, chống thiên tai được nhiều bộ, ngành, địa phương quan tâm lồng ghép vào các chiến lược, kế hoạch như Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Chương trình Bố trí dân cư các vùng thiên tai), Bộ Quốc Phòng (Cục Dân quân tự vệ, Cục Cứu hộ, cứu nạn), Bộ Công An (Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương.”

----

Đây là bài viết truyền thông về phòng, chống thiên tai – Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.