Sai lầm nơi công sở khiến bạn phấn đấu chăm chỉ vẫn không thành công

1. Luôn đùn đẩy trách nhiệm


Hãy sống có trách nhiệm với tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh bạn, ngay từ điều nhỏ nhất. Đừng đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh vì những thiếu sót của bạn. Chúng ta luôn có sự lựa chọn trong mọi tình huống và những lựa chọn ấy sẽ dẫn ta tới những kết quả khác nhau.

Việc đưa ra lựa chọn đúng đắn sẽ giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu đã đề ra. Thành công có được chính là nhờ một chuỗi các quyết định đúng đắn mà bạn lựa chọn. Nếu muốn điều gì đó, hãy tự mình làm vì không có ai khác ngoài bạn chính là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình.

"Hãy vững tin ta là chủ định mệnh, là thuyền trưởng số phận chính mình", William Ernest Henley. 

2. Hay trì hoãn

Không cần biết lý do trì hoãn của bạn là gì, nếu bạn không hành động ngay khi bạn có ý tưởng và cảm xúc thì tính cấp thiết sẽ giảm dần. Sự thật là bạn càng chờ đợi lâu, bạn sẽ càng khó có thể hoàn thành được công việc.

Hãy đưa ra quyết định và tuyên chiến với sự trì hoãn trong bạn. Chỉ cần nhận thức được mình đang ở đâu trong trận chiến này là bạn đã chiếm ưu thế rồi.

“Sự trì hoãn là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất và nó làm cho thành công và hạnh phúc trở nên nặng nề”, Wayne Gretzky. 

3. Là người cầu toàn

Trong cuộc sống này không có sự hoàn hảo. Hãy làm tốt nhất mà bạn có thể làm được, và phấn đấu để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Đừng bao giờ ép bản thân phải đạt được sự hoàn hảo vì điều đó không có đâu.

Đừng chờ đợi thời điểm lý tưởng hay kế hoạch lý tưởng. Nó sẽ không bao giờ xảy ra. Bạn chỉ cần bắt đầu. Và sau đó bắt đầu một lần nữa vào ngày mai. Và một lần nữa vào ngày hôm sau. Ước mơ của bạn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu bạn cứ chuẩn bị và chờ đợi.

“Đừng chờ đợi, thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại. Hãy bắt đầu nơi bạn đứng và làm việc với bất kỳ công cụ nào bạn đang có, những công cụ tốt hơn sẽ đến trên đường bạn đi”, Napoleon Hill. 

4. Sợ bị chỉ trích

Nếu bạn đang đạt được bất kỳ điều gì tuyệt vời, hãy đoán trước hàng tấn những lời chỉ trích và ghét bỏ. Hãy tìm hiểu để xử lý. Tìm hiểu về những điều chỉ trích bạn nên chấp nhận và loại bỏ những điều bạn nên loại bỏ. Không phải tất cả những lời chỉ trích đều hữu ích. 

Trong mọi trường hợp, đừng để nỗi sợ hãi của những lời chỉ trích ngăn cản bạn làm những gì bạn phải làm. Bạn không phải làm hài lòng tất cả mọi người.

“Để tránh những lời chỉ trích, hãy không nói, không làm gì cả”, Aristotle. 

5. Sợ thất bại

Hãy làm việc để thành công nhưng hãy đoán trước sẽ có thất bại trên đường đi. Thất bại là hoàn toàn cần thiết. Thất bại là một bài học trong cuộc sống được thiết kế để mang lại điều tốt nhất cho bạn. 

Nếu bạn quá sợ thất bại, thì không nên bắt đầu.Có thể bạn sợ hãi nhưng không nên quá nản lòng khi bạn thất bại. Đó là cơ hội để bạn được thử lại thêm một lần nữa.

“Không thể sống mà không thất bại một việc gì đó trừ khi bạn sống quá thận trọng”, J.K. Rowling.

6. Bạn thích làm việc một mình

Chúng ta sống trong một cộng đồng và sinh ra để cùng nhau phát triển. Thành công sẽ không đến với những người chỉ biết sống một mình, không biết làm việc tập thể.

Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ của người khác khi bạn cần. Hãy kết nối với mọi người và cùng làm việc, hỗ trợ lẫn nhau. Và hãy giúp đỡ người khác khi bạn có thể bởi bạn không thể mong đợi chỉ nhận lại mà không cho đi. 

“Đến với nhau là một sự khởi đầu, song hành cùng nhau là sự tiến bộ, làm việc cùng nhau là một thành công”, HenryFord. 

7. Không biết học hỏi từ những sai lầm của mình

Chúng ta không ai hoàn hảo và trên bước đường đến thành công, bạn sẽ không thể tránh khỏi việc mắc sai lầm. Người thành công không phải là người không mắc sai lầm mà là người biết chấp nhận và học hỏi từ những sai lầm đó để không lặp lại một lần nữa. 

Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng, định nghĩa của sự điên rồ là làm đi làm lại một việc và mong rằng sẽ có kết quả khác. Hãy học hỏi từ sai lầm của chính mình và đừng lặp lại những sai lầm đó.

“Học từ những sai lầm của bạn là một kỹ năng cần thiết cho phép bạn phát triển khả năng phục hồi. Hãy là bậc thầy thay đổi chứ đừng là nạn nhân của sự thay đổi”, Brian Tracy.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ