Sách vẽ minh họa nữ tướng Bùi Thị Xuân theo phong cách manga bị thu hồi

Cuốn "Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc", trong đó có nữ tướng Bùi Thị Xuân được vẽ minh họa theo phong cách manga của Nhật Bản, đã bị thu hồi.

Sách vẽ minh họa nữ tướng Bùi Thị Xuân theo phong cách manga bị thu hồi

Tây Sơn ngũ phụng thư gồm các nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung được minh họa bằng tranh vẽ theo phong cách manga

Cuốn sách "Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc" vừa ra mắt báo giới hôm 5-12 nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bị Cục xuất bản - In và phát hành ra quyết định thu hồi.

Lý do thu hồi sách được ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục xuất bản - In và phát hành, đưa ra là cuốn sách do do Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ (thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Nhà sách Tân Việt, NXB Văn hóa - Thông tin xuất bản vẫn chưa nộp lưu chiểu.

Tuy nhiên, trước đó cuốn sách "Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc" đã bị dư luận lên tiếng phản ứng khá gay gắt vì nhóm biên soạn đã rất cẩu thả, tùy tiện trong quá trình lựa chọn phần tranh minh họa sách. 

Theo đó, vị nữ tướng Bùi Thị Xuân nổi tiếng trong lịch sử dân tộc được minh họa bằng tranh theo phong cách manga của Nhật Bản (tranh minh họa Tây Sơn ngũ phụng thư gồm các nữ tướng Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung).

Nhân vật Lý Thường Kiệt trên bìa sách mặc áo giáp trụ, cầm trên tay giáo nhọn uy phong lẫm liệt, râu tóc bạc phơ, còn ở trang trong lại “mày râu nhẵn nhụi”, đeo kiếm đứng hiên ngang chỉ về phía xa. Nhiều nhân vật khác như Trần Khánh Dư, Trần Quang Diệu, nữ tướng Lê Chân… cũng được khoác lên mình vẻ bề ngoài na ná các nhân vật kiếm hiệp trong tiểu thuyết Tàu.

Theo các chuyên gia, nhiều minh họa trong sách được vẽ theo phong cách digital art, lấy từ bộ tranh Anh hùng sử Việt của nhóm Viet Toon. Bộ tranh này từng làm dấy lên tranh luận vào năm 2012 khi sử dụng quá nhiều binh đao, phục trang giống hình game online, không có tính dân tộc.

Họa sĩ Hà Dũng Hiệp, tác giả bức tranh Lý Thường Kiệt được lấy minh họa trong trang 37 của sách, cho biết anh không hề nhận được lời xin phép sử dụng hình ảnh của nhóm biên soạn

Họa sĩ Hà Dũng Hiệp, tác giả bức tranh Lý Thường Kiệt được lấy minh họa trong trang 37 của sách, cho biết anh không hề nhận được lời xin phép sử dụng hình ảnh của nhóm biên soạn

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, đồng chủ biên cuốn sách, nói rằng các hình ảnh được đưa vào cuốn sách "Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc" để giúp độc giả thư giãn, tránh việc đọc quá nhiều thông tin bằng chữ gây mệt mỏi. 

Trước câu hỏi các hình in trong sách đã đúng với văn hóa, lịch sử dân tộc hay không, ông Điệp nói các hình ảnh sử dụng trong sách đều được ghi là "hình minh họa". Theo ông, hình minh họa thì được phép hư cấu, ước lệ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng hình ảnh minh họa cho các anh hùng dân tộc không thể bị sử dụng một cách tùy tiện và thiếu thận trọng trong một công trình nghiên cứu được coi là nghiêm túc như vậy được.

Họa sĩ Hà Dũng Hiệp, tác giả bức tranh Lý Thường Kiệt được lấy minh họa trong trang 37 của sách, cho biết anh không hề nhận được lời xin phép sử dụng hình ảnh nào của nhóm biên soạn. Tác giả này cũng cho hay không không đồng ý với cách làm này bởi nhóm biên soạn phải tôn trọng quyền tác giả.

Theo nld

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.