Nhóm tác giả của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam bằng những phân tích từ thực tế ở một số quốc gia gần với Việt Nam đã chứng minh việc xây dựng, phát hành và sử dụng sách giáo khoa từ kinh nghiệm quốc tế.

Xây dựng, phát hành và sử dụng sách giáo khoa từ kinh nghiệm quốc tế

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã chứng minh việc xây dựng, phát hành và sử dụng sách giáo khoa từ kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam.

Sách giáo khoa ở Việt Nam được đánh giá là đã có hình thức, nội dung tiệm cận với quốc tế.
Sách giáo khoa ở Việt Nam được đánh giá là đã có hình thức, nội dung tiệm cận với quốc tế.

Theo GS.TS Lê Anh Vinh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam và nhóm nghiên cứu của Viện, sách giáo khoa chất lượng có thể hướng dẫn và thúc đẩy phương pháp giáo dục tích cực, giúp quá trình học tập hiệu quả hơn.


Thực tế nước ngoài

Yêu cầu xây dựng nguồn sách giáo khoa chất lượng của bất kì một nền giáo dục nào. Nghiên cứu của nhóm đã chỉ ra những nền giáo dục nổi tiếng về giáo dục như Phần Lan, Thượng Hải và Singapore là những nền giáo dục đầu tư nhiều vào việc phát triển sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc phát triển sách giáo khoa đỏi hỏi một quy trình phức tạp với rất nhiều bước từ việc xây dựng, sản xuất, phân phối sách cho đến cách sử dụng sách giáo khoa trong các lớp học.

Từ thực tế việc phát triển sách giáo khoa ở Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mĩ và một số nước đang phát triển, có điều kiện kinh tế xã hội gần với Việt Nam. Cho thấy, nền tảng của hầu hết các sách giáo khoa chất lượng là khung chương trình được tổ chức chặt chẽ, bao gồm nội dung về những gì học sinh được học và cách giảng dạy. Tầm nhìn và cách tiếp cận sư phạm cho mỗi sách giáo khoa ở mỗi môn học phải mạch lạc và nhất quán trong toàn bộ chương trình môn học đó.

Các mục tiêu giáo dục, việc thiết kế chương trình tổng thể hoặc chương trình môn học, và nội dung sách giáo khoa phải được cùng phát triển phù hợp, tương ứng với mức độ hiểu biết thực tế của học sinh tại mỗi giai đoạn. Sách giáo khoa quá tải về khái niệm và ngôn ngữ dễ dẫn đến những kết quả kém trong hoạt động của giáo viên và học sinh. Chương trình và sách giáo khoa quá tải với lối diễn đạt vượt quá khả năng tiếp thu và suy luận của học sinh sẽ khiến giáo viên khó có thể áp dụng được các hình thức dạy học tích cực.

Huy động sự tham gia của giáo viên có kinh nghiệm giúp cho người xây dựng chương trình và sách giáo khoa đảm bảo nội dung, cấp độ và thời gian phù hợp, để sách giáo khoa không trở nên quá tải. Từ việc soạn thảo các khung chương trình tổng thể và chương trình môn học, đến việc soạn sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy khác, cũng như việc phát triển chương trình giảng dạy nên có sự tham gia của nhiều chuyên gia và những người trực tiếp thực hiện việc giảng dạy sách giáo khoa mới.

Ảnh minh họa/ INT.

Ảnh minh họa/ INT.

Một số trường hợp điển hình

Một trong những đặc điểm của sách giáo khoa Toán của Singapore là việc xây dựng hệ thống chủ đề giảng dạy ngắn gọn, tập trung, không dàn trải. Các sách giáo khoa cung cấp nhiều cách tiếp cận khác nhau trong phần bài học và khối lượng kiến thức vừa đủ cho thời gian quy định cho việc học. Sách giáo khoa tại Singapore được công nhận là công cụ giúp đạt được các thành tựu về giáo dục và học thuật của đất nước này. Điều này một phần là do nền tảng chương trình tốt, trong đó có Chương trình môn Toán cấp tiểu học của Singapore. Chương trình môn Toán bao gồm các mô tả về các hoạt động dạy và học dự kiến.

Tương tự, tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, phương pháp giảng dạy toán học "Mô hình – Chiến lược – Ứng dụng" — được giới thiệu vào cuối những năm 1990 và được đưa vào trong chương trình tổng thể môn Toán để viết sách giáo khoa đã cho thấy kết quả học tập khác biệt đáng kể giữa các học sinh sử dụng sách giáo khoa mới và những học sinh học theo sách giáo khoa cũ (Wu, 2012). Những nội dung trong chương trình môn học này cũng giúp chỉ ra cho các nhà viết sách giáo khoa và nhà xuất bản sách giáo khoa lượng thời gian giới hạn cho phép cho hoạt động dạy và học với mỗi chủ đề/bài học.

Ở nhiều nước, quy trình thẩm định và phê duyệt được thực hiện dưới hình thức ẩn danh nhà xuất bản để đảm bảo công bằng khách quan. Tại Hong Kong, Trung Quốc, tất cả các bản in của sách giáo khoa được gửi không được chứa bất kỳ tên sách hoặc thông tin nào về nhà xuất bản, tác giả, cố vấn, v.v., để nâng cao tính khách quan và công bằng trong đánh giá sách giáo khoa (Cục giáo dục, Hồng Kông, Trung Quốc 2018). Việc duy trì bảo mật thông tin những bộ sách giáo khoa đề xuất sẽ giúp thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch giữa các bên.

Chi phí để có được sách giáo khoa không đơn giản được phản ánh qua chi phí đơn vị được tính toán cho 1 học sinh hoặc qua giá sách được niêm yết. Sách giáo khoa và cả các tài liệu học tập khác có chi phí sản xuất tương đối lớn và lặp lại định kỳ cho tất cả các hệ thống giáo dục. Hệ thống tổng thể về chi phí cho sách giáo khoa cần tính đến các yếu tố quan trọng bao gồm: Tuổi thọ của sách giáo khoa: sách càng tồn tại lâu, chi phí hàng năm đối với hệ thống giáo dục càng thấp; Số lượng sách giáo khoa cần thiết cho mỗi khối lớp; Sự cân bằng giữa số lượng sách giáo khoa có thể sử dụng lại và số lượng sách dùng một lần.

Trên thế giới, không có một mô hình cụ thể nào về mối liên quan giữa mức thu nhập quốc dân và chính sách của chính phủ liên quan đến giáo dục miễn phí. Mặc dù ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Châu Âu, và Bắc Mỹ, hầu hết các hệ thống cung cấp sách giáo khoa miễn phí cho tất cả học sinh ở các bậc học cơ bản, ở các nền kinh tế có thu nhập cao ở Châu Á như Hồng Kông - Trung Quốc và Singapore, chi phí sách luôn do cha mẹ chi trả. Dù theo hệ thống nào, hầu hết tất cả các quốc gia đều có thêm chính sách đảm bảo rằng các gia đình có thu nhập thấp nhất sẽ được hỗ trợ và cung cấp sách giáo khoa miễn phí. - GS Lê Anh Vinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ