Tính hợp lý của chính sách tái sử dụng sách giáo khoa

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - GS.TS Lê Anh Vinh và nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đưa ra dẫn chứng về tính hợp lý của chính sách tái sử dụng sách giáo khoa.

Giá sách giáo khoa và chính sách lựa chọn sử dụng một lần và tái sử dụng.
Giá sách giáo khoa và chính sách lựa chọn sử dụng một lần và tái sử dụng.

Vấn đề tái sử dụng sách giáo khoa

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, Viện Trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam: Chi phí hệ thống của việc cung cấp sách giáo khoa có liên quan đến tuổi thọ của sách giáo khoa. Không có ngoại lệ, ở tất cả các quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi sách giáo khoa miễn phí, sách giáo khoa chất lượng cao và được tái sử dụng trong nhiều năm nhất có thể trong suốt thời gian của chương trình học.

Ở những quốc gia nơi phụ huynh trả tiền mua sách giáo khoa, chắc chắn sẽ có một thị trường sôi động để bán lại sách cũ. Một số quốc gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới đã thiết lập thành công hệ thống cho thuê sách giáo khoa, trong đó phụ huynh trả phí hàng năm cho việc sử dụng một bộ sách giáo khoa bắt buộc. Các phí hàng năm do đó được đặt theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí.

Chính phủ có thể cũng đóng góp vào chi phí chung của các hệ thống cho thuê này. Ví dụ: Năm 2000, với sự hỗ trợ của ADB, Chính phủ Uzbekistan đã thực hiện thí điểm hệ thống cho thuê sách giáo khoa. Sau hơn một thập kỷ, hầu hết các hệ thống cho thuê này vẫn đang hoạt động. Dù áp dụng lựa chọn nào, các nhà quản lý giáo dục cũng phải tính đến các ưu, nhược điểm và điều kiện để thực hiện mỗi lựa chọn.

Tái sử dụng sách giáo khoa là cần thiết.

Tái sử dụng sách giáo khoa là cần thiết.

GS Lê Anh Vinh cho rằng, một số quốc gia có thu nhập thấp hơn ở châu Á đã triển khai hệ thống cho thuê sách như một cách chia sẻ chi phí giáo dục tổng thể với phụ huynh, đồng thời hướng tới việc giảm gánh nặng tài chính. Trong những hệ thống như vậy, các trường học thuê một bộ sách giáo khoa cho học sinh vào đầu năm học với một khoản phí (do chính phủ quy định) và thu sách trở lại vào cuối năm. Các trường có thể nộp lại phí cho chính phủ.

Những hệ thống như vậy được hỗ trợ bởi một quỹ quay vòng sách giáo khoa, trong đó hàng năm chi tiêu cho việc mua sách từ một quỹ chuyên dụng được cân đối hàng năm thu nhập vào quỹ từ phí cho thuê, đóng góp của chính phủ hoặc hỗn hợp cả hai. Các quỹ quay vòng sách giáo khoa thường được giới hạn để chi tiêu cho các tài liệu giảng dạy và học tập.

Và chính sách cho thuê sách

Thành lập quỹ hỗ trợ sách giáo khoa là sáng kiến được cho là phù hợp với điều kiện khó khăn, GS Lê Anh Vinh đưa ra dẫn chứng: Năm 1997, Armenia đưa ra một kế hoạch mua sắm sách giáo khoa mới để giải quyết vấn đề chính phủ không có khả năng cung cấp sách giáo khoa cho tất cả học sinh. Theo đó, quỹ quay vòng Sách giáo khoa đã thu hồi toàn bộ chi phí trong vòng 4 năm. Hệ thống như vậy phụ thuộc vào thiết lập bầu không khí tin cậy giữa phụ huynh, nhà trường và chính phủ.

Một chính sách cho thuê sách giáo khoa là giải pháp hợp lý để tái sử dụng sách hiệu quả.

Một chính sách cho thuê sách giáo khoa là giải pháp hợp lý để tái sử dụng sách hiệu quả.

Về chính sách cho thuê sách với sự hỗ trợ của Chính phủ, GS Lê Anh Vinh cho biết thêm: Năm 2000, với hỗ trợ từ Ngân hàng Phát triển Châu Á, Chính phủ Uzbekistan đã triển khai hệ thống cho thuê sách giáo khoa thí điểm và nhanh chóng được triển khai trên toàn quốc. Để thực hiện chính sách cho thuê sách giáo khoa cũng cần những điều kiện nhất định, đặc biệt là sự đồng thuận của phụ huynh và nhà trường.

GS Lê Anh Vinh và nhóm tác giả lưu ý rằng: Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần chú ý nhiều hơn đến việc khai thác và sử dụng sách giáo khoa của giáo viên để đảm bảo chất lượng. Quá trình này tập trung vào việc nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, sử dụng sách một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh việc sử dụng sách như tài liệu dạy và học chủ đạo, giáo viên cũng cần chú ý khai thác những tài liệu giảng dạy hỗ trợ khác nếu cần thiết.

Nhà giáo dục Phần Lan Pasi Sahlberg nhận xét rằng ở Armenia, "Không có trường hợp nào tham nhũng hoặc lạm dụng tiền cho thuê đã được báo cáo trong 11 năm về sự tồn tại của hệ thống này ”(Sahlberg 2009). Quỹ quay vòng này hiện tại còn cung cấp dịch vụ ICT và dịch vụ tập huấn cho các hiệu trưởng nhà trường. Hệ thống cho thuê hoạt động thành công ở một số quốc gia nơi các chính phủ đã tìm cách giảm chi phí thông qua cơ chế chia sẻ chi phí, đặc biệt là trong các nước thuộc Liên Xô cũ, bao gồm Gruzia, Mông Cổ và Tajikistan (UNICeF 2013). - GS Lê Anh Vinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ