Rút tiêm kích MiG-31K về nước là bước đi chiến lược của Moscow?

GD&TĐ - Các tiêm kích MiG-31K mang tên lửa siêu thanh Kinzhal quay trở lại Nga có thể trở thành một vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với Kyiv.

Rút tiêm kích MiG-31K về nước là bước đi chiến lược của Moscow?

Cách đây vài ngày, báo chí khu vực đăng tải thông tin cho biết các máy bay chiến đấu MiG-31K đã từ nước láng giềng Belarus trở về những căn cứ quân sự ở trên đất Nga.

Điều này làm phát sinh một số câu hỏi đó là tại sao những tiêm kích đáng sợ nói trên, có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ cuộc phản công quy mô lớn nào của Quân đội Ukraine lại bất ngờ được rút về nước?

Tiêm kích MiG-31K đã không còn ở trên đất Belarus, vị trí mà từ vùng trời có thể tấn công vào bất kỳ điểm nào trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên nhiều khả năng chúng ta đang nói về một chiến thuật mới, thậm chí đây là chiến lược của Quân đội Nga.

Các tiêm kích MiG-31K cùng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal đã được Nga rút từ Belarus về nước.

Các tiêm kích MiG-31K cùng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal đã được Nga rút từ Belarus về nước.

Như các chuyên gia quân sự Nga đã lưu ý, ở trên lãnh thổ nước láng giềng Belarus, các máy bay luôn bị kiểm soát bởi một nhóm trinh sát của đối phương và thông tin về những cuộc xuất kích luôn được gửi đến Lực lượng vũ trang Ukraine, điều này đã vô hiệu hóa hiệu ứng bất ngờ.

Hơn nữa, cuộc tấn công gần đây vào máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không (AWACS) A-50U của Nga rất có thể sẽ được lặp lại đối với các phương tiện mang phóng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm).

Tuy nhiên với thực tế các máy bay đã trở lại Nga, điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện những cuộc tấn công bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal trong trường hợp có yêu cầu như vậy.

Hơn nữa, những cuộc xuất kích có thể được thực hiện nhanh chóng và an toàn hơn, bởi vì Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ không có dữ liệu về các chuyến bay của phương tiện mang vũ khí siêu thanh của Nga.

Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.