Nga nối lại sản xuất tên lửa vũ trụ Rokot

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tên lửa vũ trụ Rokot sẽ tiếp tục được Nga sản xuất sau khi thay thế thành công các bộ phận do Ukraine cung cấp.

Nga nối lại sản xuất tên lửa vũ trụ Rokot

Tập đoàn Nhà nước Roskosmos thông báo họ bắt đầu sản xuất phương tiện phóng hạng nặng đầu tiên mang tên Rokot-M.

Trước đó, tên lửa vũ trụ loại Rokot được Nga tạo ra cùng với các đối tác đến từ Ukraine.

Vào năm 2019, Trung tâm Khrunichev - một phần của Tập đoàn Roskosmos đã bắt đầu phát triển các linh kiện trong nước để thay thế những thành phần phải nhập khẩu từ Ukraine.

Từ năm 2000 đến 2014, hệ thống điều khiển của tên lửa được sản xuất tại Kharkov. Nhưng mới đây, ông Alexei Varochko - Giám đốc điều hành của nhà phát triển, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin TASS đã thông báo về việc bắt đầu lắp ráp tên lửa Rokot-M hoàn toàn từ linh kiện trong nước.

"Theo dự án Rokot-M, một hợp đồng đã được ký kết với sự hợp tác của chúng tôi. Liên quan đến bộ phận cấu thành, các sản phẩm thay thế đang được chế tạo, cũng như một số thành phần của tên lửa đầu tiên với thời gian sản xuất dài", người đứng đầu Trung tâm Khrunichev cho biết.

Các tên lửa Rokot-M của Nga được thông báo đã không còn sử dụng linh kiện có nguồn gốc Ukraine.

Các tên lửa Rokot-M của Nga được thông báo đã không còn sử dụng linh kiện có nguồn gốc Ukraine.

Các tên lửa thuộc dòng Rokot đã được sử dụng để phóng thành công tàu vũ trụ nặng tới 2 tấn lên quỹ đạo kể từ năm 2000.

Lần phóng cuối cùng do Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thực hiện vào năm 2019 từ sân bay vũ trụ Plesetsk, sau đó phương tiện này đã ngừng hoạt động.

Trong 4 năm qua, dự án đã được hiện đại hóa, có tính đến khả năng hiện tại của các doanh nghiệp Nga.

Ban đầu, lễ ra mắt của tên lửa Rokot-M được lên kế hoạch vào cuối năm 2022, nhưng Trung tâm Khrunichev đã phải hứng chịu lệnh trừng phạt từ phương Tây, điều này phần nào làm chậm tiến độ của dự án.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ