Rước cả ‘ổ bệnh’ vào người vì thói quen dùng thớt sai cách hầu hết chị em đều mắc phải

GD&TĐ - Thớt là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gian bếp, tuy nhiên bạn có chắc mình đang sử dụng chúng đúng cách? Nếu mắc phải những thói quen sai lầm sau khi dùng thớt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Rước cả ‘ổ bệnh’ vào người vì thói quen dùng thớt sai cách hầu hết chị em đều mắc phải

Thớt là một trong những vật dụng cơ bản không thể thiếu khi chế biến món ăn. Mỗi loại thớt đều có một nhiệm vụ riêng và phải biết dùng thớt đúng cách mới đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo nhiều nghiên cứu, bề mặt thớt chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại mà mắt thường không thể nhìn thấy, trong đó có E.coli, Salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột). Những loại vi khuẩn này có thể lây lan từ thớt sang thức ăn nếu không được dùng đúng cách.

Rước cả ‘ổ bệnh’ vào người vì thói quen dùng thớt sai cách hầu hết chị em đều mắc phải ảnh 1

Trên thực tế, bề mặt thớt chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại.

Chính vì vậy, nguy cơ mang bệnh từ thớt là điều có thể xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chính thói quen sử dụng thớt hàng ngày của bạn. Dưới đây là những cách dùng thớt gây hại sức khỏe bạn nên tránh mắc phải:

Những thói quen sai lầm khi sử dụng thớt gây hại sức khỏe

Dùng chung thớt cho cả đồ sống và chín

Đây là thói quen bạn nên từ bỏ càng sớm càng tốt vì nó rất có hại cho sức khỏe. Thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng… Nếu dùng chung thớt này để cắt thực phẩm chín thì những vi khuẩn này sẽ bám vào thức ăn, dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…

Tốt nhất bạn nên chuẩn bị ít nhất 3 chiếc thớt riêng biệt để chế biến thức ăn sống, rau củ quả và thức ăn đã nấu chín.

Rước cả ‘ổ bệnh’ vào người vì thói quen dùng thớt sai cách hầu hết chị em đều mắc phải ảnh 2

Bạn nên sử dụng thớt cho đồ sống và chín riêng để bảo vệ sức khỏe.

Vệ sinh thớt không đúng cách

Sau khi sử dụng, nhiều người thường chỉ rửa sạch thớt bằng nước lạnh rồi treo lên để ráo nước. Tuy nhiên, cách làm này không thể loại bỏ hết những vi khuẩn tích tụ trên thớt. Để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, bạn cần rửa thớt bằng nước ấm hoặc nước nóng, sau đó phơi khô ngoài nắng.

Ngoài ra, bạn nên tránh lạm dụng các chất tẩy rửa hóa học mà nên sử dụng những nguyên liệu tự nhiên để vệ sinh thớt như: giấm, chanh, muối...

Dùng một chiếc thớt quá lâu

Nhiều chị em nội trợ có thói quen chỉ thay vật dụng nhà bếp khi chúng đã hỏng. Tuy nhiên, thớt sử dụng quá lâu sẽ khiến mặt thớt có nhiều vết nứt, khi chế biến thực phẩm dễ dính lại tạo môi trường để vi khuẩn phát triển.

Rước cả ‘ổ bệnh’ vào người vì thói quen dùng thớt sai cách hầu hết chị em đều mắc phải ảnh 3

Sử dụng thớt chứa vi khuẩn để chế biến thức ăn có thể khiến cả gia đình bạn bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh.

Chính vì vậy, bạn nên thay thớt sau khoảng 6 tháng sử dụng để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ gây bệnh cho cả gia đình.

Lưu ý, khi mua thớt, bạn nên chọn những sản phẩm có thương hiệu và nhãn mác rõ ràng để đảm bảo về chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Tránh chọn những loại thớt có bề mặt phủ màu hoặc không có nguồn gốc.

Trên đây là những thói quen sai lầm khi sử dụng thớt bạn cần từ bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Theo Phunusuckhoe.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gia đình chị Đỗ Thị Hường thành công từ mô hình ươm cây giống.

Thoát nghèo từ nghề ươm cây giống

GD&TĐ - Gia đình chị Đỗ Thị Hường, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã vươn lên trở thành hộ gia đình làm kinh tế giỏi nhờ mô hình ươm cây giống.