Rùng mình trước loài cóc khổng lồ

Cóc mía khổng lồ có nguồn gốc từ châu Mỹ được coi là loài cóc lớn nhất thế giới hiện nay khi nặng tới 2,65kg, dài khoảng 15 - 20 cm.

Rùng mình trước loài cóc khổng lồ
 Cóc mía là một loài cóc thuộc chi Bufo. Chúng có tên gọi khác là cóc Neotropical khổng lồ hay cóc biển.

Cóc mía là một loài cóc thuộc chi Bufo. Chúng có tên gọi khác là cóc Neotropical khổng lồ hay cóc biển.

 Trong môi trường tự nhiên, cóc mía có thể sống từ 10-15 năm. Tuổi thọ của chúng trong môi trường bán tự nhiên có thể trên 35 năm

Trong môi trường tự nhiên, cóc mía có thể sống từ 10-15 năm. Tuổi thọ của chúng trong môi trường bán tự nhiên có thể trên 35 năm

 Cóc mía có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Năm 1920, loài cóc này được đưa đến châu Úc với mục đích ban đầu là giúp nông dân trồng mía tiêu diệt bọ cánh cứng. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành công vì bọ cánh cứng thường sống trên đỉnh ngọn mía, trong khi loài cóc khổng lồ lại sống dưới mặt đất.

Cóc mía có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Năm 1920, loài cóc này được đưa đến châu Úc với mục đích ban đầu là giúp nông dân trồng mía tiêu diệt bọ cánh cứng. Tuy nhiên, kế hoạch này không thành công vì bọ cánh cứng thường sống trên đỉnh ngọn mía, trong khi loài cóc khổng lồ lại sống dưới mặt đất.

 Con cái thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn con đực. Con lớn nhất từng được phát hiện nặng 2,65 kg và dài 38 cm.

Con cái thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn con đực. Con lớn nhất từng được phát hiện nặng 2,65 kg và dài 38 cm.

 Chúng thường sống dưới mặt đất, nơi có độ ẩm cao, sình lầy và kênh rạch

Chúng thường sống dưới mặt đất, nơi có độ ẩm cao, sình lầy và kênh rạch

 Khi trưởng thành, một con cóc thường nặng từ 1,5 - 2kg, chiều dài từ mõm đến hết hậu môn khoảng 15 - 20cm

Khi trưởng thành, một con cóc thường nặng từ 1,5 - 2kg, chiều dài từ mõm đến hết hậu môn khoảng 15 - 20cm

 Da của cóc mía sần sùi và chứa nhiều độc tố. Độc tố của loài này là mối nguy hại cho nhiều loài động vật khác. Một số vụ ngộ độc cóc mía ở người từng xảy ra ở Australia do người dân không xử lý hết độc tố trong khi chế biến.

Da của cóc mía sần sùi và chứa nhiều độc tố. Độc tố của loài này là mối nguy hại cho nhiều loài động vật khác. Một số vụ ngộ độc cóc mía ở người từng xảy ra ở Australia do người dân không xử lý hết độc tố trong khi chế biến.

 Khi thử nghiệm một lượng độc tố nhỏ có trong loài cóc mía lên cơ thể người, các nhà khoa học nhận thấy chúng có tác dụng tương tự như heroin.

Khi thử nghiệm một lượng độc tố nhỏ có trong loài cóc mía lên cơ thể người, các nhà khoa học nhận thấy chúng có tác dụng tương tự như heroin.

 Cóc mía là loài sinh sản rất nhanh, với mỗi lứa từ 8.000–25.000 trứng. Chúng có thể sống ở môi trường từ 10–59 độ C và không gặp khó khăn nào trong quá trình phát triển.

Cóc mía là loài sinh sản rất nhanh, với mỗi lứa từ 8.000–25.000 trứng. Chúng có thể sống ở môi trường từ 10–59 độ C và không gặp khó khăn nào trong quá trình phát triển.

 Hiện số lượng cóc mía ngày càng gia tăng, đe dọa cho hệ sinh thái tại Úc nên Chính phủ nước này đang nghiên cứu giải pháp nhằm kìm hãm sự phát triển của chúng.

Hiện số lượng cóc mía ngày càng gia tăng, đe dọa cho hệ sinh thái tại Úc nên Chính phủ nước này đang nghiên cứu giải pháp nhằm kìm hãm sự phát triển của chúng.

Theo Lao động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ