Mã số MT31:

Rớt nước mắt cô bé lớp 7 hiếu học cầu xin sự giúp đỡ để cứu mẹ, cứu cha!

GD&TĐ - Bố bệnh tật thoi thóp, mẹ thường xuyên ốm đau, ước mơ tìm con chữ của cô bé lớp 7 trong căn nhà rách nát giữa đại ngàn có thể bị dập tắt.

Hải Yến bón cho người bố trở về từ bệnh viện trong cảnh "còn nước còn tát".
Hải Yến bón cho người bố trở về từ bệnh viện trong cảnh "còn nước còn tát".

Suốt hơn 3 năm qua, gia đình anh Nguyễn Quốc Thưởng và chị Trương Thị Tỵ (xóm 2, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) rơi vào đường cùng: chồng bệnh hiểm nghèo, vợ đau yếu, con trai lớn nghỉ học đi làm mướn, còn cô con gái út là em Nguyễn Hải Yến (học sinh lớp 7, Trường THCS Hương Lâm) đứng trước nguy cơ nghỉ học giữa chừng.

4i7a8598.jpg
Căn nhà xiêu vẹo nằm dưới sườn đồi của gia đình bé Hải Yến.

“Đây là hộ nghèo lâu năm, hoàn cảnh đặc biệt nhất ở xóm 2 hiện nay”, ông Đinh Văn Sánh, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Hương Liên dẫn chúng tôi vào ngôi nhà mà ông gọi là “tạm bợ nhất xã”. Đứng trước căn nhà xiêu vẹo, mái ngói lụp xụp, nền nhà nham nhở đất đỏ, không một món đồ giá trị, chúng tôi lặng người.

4i7a8676.jpg
Bố Hải Yến bị bệnh nặng biến chứng, nơi nằm nghĩ ngơi cũng không đúng nghĩa một chiếc giường.

Vừa trở về sau những ngày túc trực ở Bệnh viện Trung ương Huế, chị Tỵ mệt mỏi kể: chồng chị (anh Thưởng) đang vật lộn với ba căn bệnh nặng: xơ gan, suy thận và tiểu đường biến chứng.

Mỗi lần nhập viện, chi phí điều trị tính bằng chục triệu, trong khi trong nhà không còn thứ gì đáng giá để bán. Cạn tiền, vợ chồng đành xin về nhà “còn nước còn tát”.

Bản thân chị Tỵ cũng mang trong mình nhiều bệnh vặt, sức khỏe yếu, chẳng thể làm được việc nặng. Cậu con trai lớn Nguyễn Như Thuần - mới 16 tuổi, đã bỏ học từ lâu để theo mẹ đi làm thuê. Nhưng gần đây sức khỏe của Thuần giảm sút, không ai thuê nữa, gánh nặng đổ dồn lên vai Hải Yến - đứa trẻ 13 tuổi.

4i7a8623.jpg
Bữa cơm sau buổi tan trường của Hải Yến.

Dù cuộc sống khắc nghiệt, Yến vẫn đều đặn đến trường. Em đạp xe hơn 10km mỗi ngày, băng qua rừng rú, những dốc dài quanh co, để không bỏ lỡ tiết học nào. Trưa nắng, về đến nhà đã hơn 12 giờ, người lấm tấm mồ hôi, Yến lập tức vào bếp, lấy cơm trắng chan nước canh loãng, ngồi bón từng thìa cho bố.

Em cúi xuống xoa đôi chân sưng tím của bố - nơi những cơn đau dằn vặt ngày đêm, rồi mới lặng lẽ ăn phần cơm nguội còn lại với cà muối và những giọt nước mắt không kịp rơi.

Bếp cũng là nơi học của Yến – một góc nhỏ tối tăm, chất chồng nồi niêu, giữa đó là mấy cuốn sách và chiếc cặp đã sờn quai. Giấc mơ đến trường của em hiện lên mong manh như ánh đèn le lói trong gian bếp chật.

4i7a8653.jpg
Góc học tập của Hải Yến chật hẹp, ban ngày dùng ánh sáng qua vách gỗ để thay đèn.

Cũng như bao đứa trẻ khác, Yến từng mơ có bố mẹ đưa đón, có chiếc áo mới ngày khai giảng, có hộp sữa trong cặp sách. Nhưng mơ ước ấy giờ xa vời như tiếng ve cuối hè rơi giữa rừng già.

“Có hôm em nghỉ học ở nhà chăm bố, phụ mẹ... Đến lớp muộn, em không dám ngẩng mặt vì sợ thầy cô gọi tên”, giọng Yến khẽ khàng, như tan vào gió rừng hun hút.

“Gia đình chị Tỵ hiện đang không còn khả năng cầm cự. Chồng bệnh hiểm nghèo, nhà dột nát, 2 đứa con thì một đã bỏ học, một đứa đứng trước nguy cơ không thể học tiếp. Chính quyền địa phương rất mong nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, nhà hảo tâm để cháu Yến có thể tiếp tục đến trường, có căn nhà vững chãi mà trú mưa trú nắng”, ông Đinh Văn Sánh tha thiết chia sẻ.

Thông tin ủng hộ:

Mọi sự ủng hộ gia đình bé Hải Yến xin vui lòng gửi về:

Văn phòng đại diện thường trú Báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung Bộ

Địa chỉ: Số 2, ngõ 5 đường Nguyễn Biểu, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

Hotline: 0913.473.217

Số tài khoản: 686605377999 - Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh.

Nội dung chuyển khoản: MT31

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều loại nồi, chảo trên thị trường không chỉ khó sử dụng mà còn độc hại. (Ảnh: ITN).

5 loại nồi, chảo không nên mua

GD&TĐ - Nhiều loại nồi, chảo trên thị trường không chỉ khó sử dụng mà còn độc hại. Vì vậy, chúng ta phải hết sức chú ý khi lựa chọn.