Rộn ràng Lễ hội đường phố đa sắc màu tại Festival Huế 2022

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các lễ hội đường phố diễn ra tại Festival Huế 2022 (từ 25-30/6) đem lại nhiều sắc màu văn hóa, tạo không khí hứng khởi, nhộn nhịp cho người dân và du khách cùng hòa nhịp.

Rộn ràng Lễ hội đường phố đa sắc màu tại Festival Huế 2022

Chiều 28/6, Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa, nghệ thuật Festival Huế năm 2022 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra với thành phầ tham gia đến từ: Đoàn múa lân Sư rồng Huế; Nghệ nhân lễ hội Azakooh từ huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế); Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai; Nghệ nhân múa Thiên hạ thái bình và Hát sắc bùa; Đoàn ca múa dân tộc Đăk Lăk; Nghệ nhân hát Bả Trạo Quảng Điền; Nghệ nhân lễ hội cầu ngư Thai Dương, TP Huế và Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc.

Video:

Nhộn nhịp không khí Lễ hội đường phố tại Festival Huế 2022.

Lịch trình xuất phát của Đoàn nghệ thuật xuất phát theo lộ trình: Trung tâm Văn hóa và Thể Thao thành phố Huế - Nhà sách Phú Xuân (dừng lại để biểu diễn) – đường Trần Hưng Đạo – Cầu Gia Hội (dừng lại để biểu diễn) – đường Phan Đăng Lưu – Công viên Phan Đăng Lưu.

Các nghệ sĩ biểu diễn, người dân Huế và du khách cùng hoà quyện, tạo nên không khí sôi động trên đường phố Huế. Chương trình hội tụ nhiều đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp tạo nên sự đa dạng sắc màu văn hóa các vùng miền, lễ hội phô diễn sức sống của các dân tộc, cùng nhau chung tay vì tương lai hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Nhiều người dân đã chờ đợi, đón đoàn lễ hội đường phố đi qua trên các tuyến đường và tranh thủ chụp ảnh, quay video, thậm chí nhún nhảy theo các điệu múa, âm nhạc cho thấy sức hút tinh thần của “bữa tiệc” Festival mang lại.

Mở đầu cho chương trình biểu diễn là màn múa lân sư rồng đặc sắc của Đoàn nghệ thuật lân sư rồng Thái Nghi Đường, TP Huế. Đây là một trong những đoàn lân có lịch sử lâu đời nhất ở vùng đất Cố đô. Thành lập từ năm 1937 bởi võ sư Hồ Văn Nghi hiệu là Thái Nghi. Nghệ thuật múa mang đậm tính chất cung đình, phong thái của người diễn viên luôn ung dung và đĩnh đạc chứ không ào ạt.

Mở đầu cho chương trình biểu diễn là màn múa lân sư rồng đặc sắc của Đoàn nghệ thuật lân sư rồng Thái Nghi Đường, TP Huế. Đây là một trong những đoàn lân có lịch sử lâu đời nhất ở vùng đất Cố đô. Thành lập từ năm 1937 bởi võ sư Hồ Văn Nghi hiệu là Thái Nghi. Nghệ thuật múa mang đậm tính chất cung đình, phong thái của người diễn viên luôn ung dung và đĩnh đạc chứ không ào ạt.

Azakooh là lễ hội lớn của dân tộc Pa Cô (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) - di sản phi vật thể quốc gia, thường diễn ra 5 năm một lần vào dịp tháng 11-12 dương lịch, để tạ hơn các vị Giàng đã ban tặng dòng nước ngọt lành, mưa thuận gió hòa... mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no thịnh vượng, sung túc hơn, con cháu làng bản sức khỏe, bình an, may mắn, trường thọ.

Azakooh là lễ hội lớn của dân tộc Pa Cô (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) - di sản phi vật thể quốc gia, thường diễn ra 5 năm một lần vào dịp tháng 11-12 dương lịch, để tạ hơn các vị Giàng đã ban tặng dòng nước ngọt lành, mưa thuận gió hòa... mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no thịnh vượng, sung túc hơn, con cháu làng bản sức khỏe, bình an, may mắn, trường thọ.

AzaKooh là nơi hội tụ tình người, tình bạn bè láng giềng, tình làng nghĩa xóm “No đói có nhau, sướng khổ cùng nhau”. AzaKooh là dịp để người con Pa Cô cùng trao nhau những lời ca đối đáp cha chấp, trao nhau ân tình, gửi ngắm lời tạ ơn với các vị thân linh, lời răn dạy đối với con cháu.

AzaKooh là nơi hội tụ tình người, tình bạn bè láng giềng, tình làng nghĩa xóm “No đói có nhau, sướng khổ cùng nhau”. AzaKooh là dịp để người con Pa Cô cùng trao nhau những lời ca đối đáp cha chấp, trao nhau ân tình, gửi ngắm lời tạ ơn với các vị thân linh, lời răn dạy đối với con cháu.

Cùng nhau phô diễn vũ điệu Azakooh hòa nhịp điệu trống rộn ràng dục dã, tiếng chiêng, thanh la vang vọng khắp núi rừng, tiếng tù và vút cao lên tầng mây, tiếng tăng ngát, sáo chim rộn ràng, ấm tình làng bản.

Cùng nhau phô diễn vũ điệu Azakooh hòa nhịp điệu trống rộn ràng dục dã, tiếng chiêng, thanh la vang vọng khắp núi rừng, tiếng tù và vút cao lên tầng mây, tiếng tăng ngát, sáo chim rộn ràng, ấm tình làng bản.

Đoàn nghệ thuật dân tộc Lào Cai với cách thể hiện mang hơi hưởng dân gian đương đại, hướng tới sự chuyên nghiệp cao, nhưng vẫn mang đậm sắc màu của vùng núi phía Bắc với những tác phẩm đậm chất dân gian của các dân tộc thiểu số như Giấy, Hà Nhì Pa Dí, Mông, Dao.

Đoàn nghệ thuật dân tộc Lào Cai với cách thể hiện mang hơi hưởng dân gian đương đại, hướng tới sự chuyên nghiệp cao, nhưng vẫn mang đậm sắc màu của vùng núi phía Bắc với những tác phẩm đậm chất dân gian của các dân tộc thiểu số như Giấy, Hà Nhì Pa Dí, Mông, Dao.

Múa Thiên hạ thái bình còn gọi là múa chạy chữ, dây là một điệu múa dân gian có từ xa xưa ở làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Múa Thiên hạ thái bình còn gọi là múa chạy chữ, dây là một điệu múa dân gian có từ xa xưa ở làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Tiết mục do đội vũ sinh đồng ấu trong làng biểu diễn. Số lượng đội múa từ 24 trong làng biểu đến 48 em hoặc nhiều hơn. Với trang phục sặc sỡ sắc màu, tay cầm “lam ba” tức là giỏ hoa (theo cách gọi ngày xưa), đội hình các vũ sinh sẽ di chuyển theo lối “đẳng xà” theo chuyển động uốn lượn của loài rắn rồi di chuyển đội hình và xếp chữ Thiên - Hạ - Thái - Bình theo chữ Hán. Đây là điệu múa được luyện tập công phu để trình diễn trong các dịp làng mở hội lớn nhằm cầu mong cho đất nước yên vui, thiên hạ thái bình.

Tiết mục do đội vũ sinh đồng ấu trong làng biểu diễn. Số lượng đội múa từ 24 trong làng biểu đến 48 em hoặc nhiều hơn. Với trang phục sặc sỡ sắc màu, tay cầm “lam ba” tức là giỏ hoa (theo cách gọi ngày xưa), đội hình các vũ sinh sẽ di chuyển theo lối “đẳng xà” theo chuyển động uốn lượn của loài rắn rồi di chuyển đội hình và xếp chữ Thiên - Hạ - Thái - Bình theo chữ Hán. Đây là điệu múa được luyện tập công phu để trình diễn trong các dịp làng mở hội lớn nhằm cầu mong cho đất nước yên vui, thiên hạ thái bình.

“Hát sắc bùa” do các cụ từ 60 đến 70 tuổi tham gia biểu diễn, có cách dây hàng trăm năm khi thành lập làng Phò Trạch. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian đặc sắc thể hiện chủ yếu là phép tróc quỷ, dán bùa trấn trạch nhằm yếm quỷ trừ tà cho nhà ở và các nơi công cộng.

“Hát sắc bùa” do các cụ từ 60 đến 70 tuổi tham gia biểu diễn, có cách dây hàng trăm năm khi thành lập làng Phò Trạch. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian đặc sắc thể hiện chủ yếu là phép tróc quỷ, dán bùa trấn trạch nhằm yếm quỷ trừ tà cho nhà ở và các nơi công cộng.

Đoàn Ca múa Dân tộc tỉnh Đắk Lắk được thành lập cách đây 60 năm. Là đơn vị nghệ thuật hoạt động chuyên nghiệp biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc; sưu tầm, nghiên cứu, cải tiến, chế tác nhạc cụ dân tộc và phát triển các điệu múa dân gian truyền thống, bảo tồn, phát huy các gia trị Văn hoá - Nghệ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc tại Đắk Lắk.

Đoàn Ca múa Dân tộc tỉnh Đắk Lắk được thành lập cách đây 60 năm. Là đơn vị nghệ thuật hoạt động chuyên nghiệp biểu diễn nghệ thuật ca, múa, nhạc; sưu tầm, nghiên cứu, cải tiến, chế tác nhạc cụ dân tộc và phát triển các điệu múa dân gian truyền thống, bảo tồn, phát huy các gia trị Văn hoá - Nghệ thuật truyền thống của đồng bào các dân tộc tại Đắk Lắk.

Chương trình của Đoàn luôn mang lại những phút giây âm nhạc thăng hoa, đầy cảm xúc, nhận được sự hưởng ứng, hò reo nhiệt tình của khán giả.

Chương trình của Đoàn luôn mang lại những phút giây âm nhạc thăng hoa, đầy cảm xúc, nhận được sự hưởng ứng, hò reo nhiệt tình của khán giả.

Trong lễ tế bà Tơ, thôn Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Người đàn bà có công cứu chúa Nguyễn khi vượt phá Tam Giang, thường tổ chức hội hát bả trạo đặc sắc của ngư dân nhằm cầu trời yên bề lặng, tôm cá đầy khoang. Bả trạo (năm chắc mái chèo) được sáng tác để biểu diễn trong các lễ hội như hội làng, lễ rước cá Ông (cá voi), lễ tế các vị thần, người có công khai canh khai khẩn hay truyền nghề sông nước cho làng. Hát bả trạo là di sản phi vật thể quốc gia.

Trong lễ tế bà Tơ, thôn Bác Vọng Đông, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Người đàn bà có công cứu chúa Nguyễn khi vượt phá Tam Giang, thường tổ chức hội hát bả trạo đặc sắc của ngư dân nhằm cầu trời yên bề lặng, tôm cá đầy khoang. Bả trạo (năm chắc mái chèo) được sáng tác để biểu diễn trong các lễ hội như hội làng, lễ rước cá Ông (cá voi), lễ tế các vị thần, người có công khai canh khai khẩn hay truyền nghề sông nước cho làng. Hát bả trạo là di sản phi vật thể quốc gia.

Làng văn hóa Thai Dương, phường Thuận An, TP Huế là một làng cổ, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIV. Từ đó đến nay, theo tục lệ cứ 3 năm một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu, gọi là “Tam niên đáo lệ”, con dân của làng lại tổ chức Lễ hội cầu ngư cầu cho dân bình an, cầu cho biển rộng, sóng yên để ngư dân đi biển đánh bắt được nhiều, dân ấm no hạnh phúc và còn để tỏ lòng nhớ ơn công đức tiền nhân vị khai cạnh của làng là Ngài Trương Qúy Công.

Làng văn hóa Thai Dương, phường Thuận An, TP Huế là một làng cổ, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIV. Từ đó đến nay, theo tục lệ cứ 3 năm một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu, gọi là “Tam niên đáo lệ”, con dân của làng lại tổ chức Lễ hội cầu ngư cầu cho dân bình an, cầu cho biển rộng, sóng yên để ngư dân đi biển đánh bắt được nhiều, dân ấm no hạnh phúc và còn để tỏ lòng nhớ ơn công đức tiền nhân vị khai cạnh của làng là Ngài Trương Qúy Công.

Dưới thời Vua Tự Đức, làng được ban tặng một bức hoàng phi với bốn chữ vàng “Văn Vật Danh Hương” gắn với đình làng Thai Dương, trấn Hải Đài. Đây là di tích lịch sử văn hóa quý giá, là niềm tự hào và kiêu hãnh của dân làng và cho các thế hệ con cháu của làng mai sau. Trong ảnh là hoạt cảnh các cháu bé đóng vai tôm cá tranh nhau giành mồi rồi bị ngư dân bắt được.

Dưới thời Vua Tự Đức, làng được ban tặng một bức hoàng phi với bốn chữ vàng “Văn Vật Danh Hương” gắn với đình làng Thai Dương, trấn Hải Đài. Đây là di tích lịch sử văn hóa quý giá, là niềm tự hào và kiêu hãnh của dân làng và cho các thế hệ con cháu của làng mai sau. Trong ảnh là hoạt cảnh các cháu bé đóng vai tôm cá tranh nhau giành mồi rồi bị ngư dân bắt được.

"Tôm, cá" được các thương lái mua và cho ra chợ bán. Lễ hội truyền thống Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hi vọng. Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

"Tôm, cá" được các thương lái mua và cho ra chợ bán. Lễ hội truyền thống Cầu Ngư là ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hi vọng. Lễ hội cầu ngư làng Thai Dương được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá là một trong những lễ hội quy mô, độc đáo và hấp dẫn của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhà hát Ca Múa Nhạc dân tộc Việt Bắc với phong cách đã được định hình, luôn tạo được dấu ấn đặc biệt mỗi khi xuất hiện.

Nhà hát Ca Múa Nhạc dân tộc Việt Bắc với phong cách đã được định hình, luôn tạo được dấu ấn đặc biệt mỗi khi xuất hiện.

Chất liệu dân gian đặc trưng miền núi phía Bắc mang lại cho người xem những ấn tượng mạnh với những cảm xúc nghệ thuật sâu sắc và tốt đẹp nhất.

Chất liệu dân gian đặc trưng miền núi phía Bắc mang lại cho người xem những ấn tượng mạnh với những cảm xúc nghệ thuật sâu sắc và tốt đẹp nhất.

Người dân Huế và du khách thích thú chụp ảnh đoàn lễ hội.

Người dân Huế và du khách thích thú chụp ảnh đoàn lễ hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.