Rối loạn đông máu sau khi tự ý dùng thuốc

GD&TĐ - Người bệnh có tiền sử tăng huyết áp. Thay vì uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tự mua và sử dụng thuốc chống đông.

Khi nhập viện, người bệnh có khối sưng nề vùng lưng, bầm tím khoảng 20x10cm, vết chích rạch chảy dịch. Ảnh: BVCC.
Khi nhập viện, người bệnh có khối sưng nề vùng lưng, bầm tím khoảng 20x10cm, vết chích rạch chảy dịch. Ảnh: BVCC.

Dù đã rất nhiều lần cảnh báo, nhưng vẫn có không ít người bệnh tự uống thuốc, thậm chí là tự tiêm thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hậu quả là sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và phải nhập viện để điều trị.

Mới đây, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận 1 trường hợp người bệnh nữ 58 tuổi (Bình Dương – Đông Triều) nhập viện trong tình trạng vùng lưng phải sưng nề, bầm tím, có vết rạch đang chảy dịch.

Người bệnh có tiền sử tăng huyết áp. Thay vì uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh tự mua và sử dụng thuốc chống đông. Sau đó, bệnh nhân tự đi tiêm thuốc giảm đau để chữa đau lưng.

Hậu quả, sau 2 ngày, vùng lưng sưng nề, nóng, đỏ đau, bầm tím. Người bệnh đi khám phòng khám tư được chẩn đoán có dịch mủ và được tiến hành chích mủ.

Tuy nhiên, tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Người bệnh đã đến khám tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

Tại bệnh viện, người bệnh có khối sưng nề vùng lưng, bầm tím khoảng 20x10cm, vết chích rạch đang chảy dịch.

ThS.BS Nguyễn Quang Toản – Phó trưởng khoa, Khoa Phẫu thuật can thiệp tim mạch và lồng ngực cho biết, người bệnh tự sử dụng thuốc chống đông làm rối loạn đông máu. Do vậy, sau tiêm, bệnh nhân bị biến chứng tụ máu gây bầm tím, sưng nề.

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua và sử dùng thuốc tại nhà, đặc biệt là các loại thuốc chống đông. Việc tự ý dùng thuốc chống đông có thể gây rối loạn đông máu, biến chứng xuất huyết não, xuất huyết tiêu hoá có thể dẫn đến tử vong.

Việc tiêm thuốc vào cơ thể nếu không được tiến hành tại các cơ sở uy tín đảm bảo vô trùng thì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ ngoài vào cơ thể thông qua các mũi tiêm.

Đồng thời, có thể gây nên tình trạng áp xe, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, có nguy cơ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người dân cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nga lập nồi hầm Pokrovsk và Mirnograd

Nga lập nồi hầm Pokrovsk và Mirnograd

GD&TĐ - Với một cuộc tấn công nhanh chóng ở phía bắc Mirnograd, Quân đội Nga đã lập một nồi hầm lớn với 2 thành phố Pokrovsk và Mirnograd ở vùng Donetsk.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump đe dọa nghiêm khắc

GD&TĐ -Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 đã lên tiếng cảnh báo nghiêm khắc đối với Nga nếu không đạt được thỏa thuận hòa bình trong vòng 50 ngày.

Người dân Stockholm phân loại rác theo các đường ống xử lý rác thải.

Cuộc đua đô thị 'không rác thải'

GD&TĐ - Từ Stockholm, Singapore đến Seoul, những đô thị phát triển hàng đầu thế giới đang hướng đến mục tiêu 'không rác thải' (zero waste).

Minh họa/INT

Bài học từ… lũ trẻ hư

GD&TĐ - Thật ngạc nhiên khi lời nói đầu của cuốn truyện 'Lũ trẻ hư nhất quả đất' có dòng khuyến cáo in hoa 'ĐỪNG ĐỌC'...

Phát huy vai trò điện ảnh sau sáp nhập

Phát huy vai trò điện ảnh sau sáp nhập

GD&TĐ - Ngày 14/7, Bộ VH,TT&DL cho biết vừa có văn gửi các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phát huy vai trò của các đơn vị Điện ảnh sau sáp nhập.