Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Trẻ cần được tiêm đủ mũi vắc-xin phòng sởi.
Trẻ cần được tiêm đủ mũi vắc-xin phòng sởi.

Các trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sởi, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ưu tiên bảo đảm nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi, đặc biệt là với trẻ em chưa đến độ tuổi tiêm chủng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc-xin, phải hoàn thành trong tháng 3.

Các địa phương rà soát khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp để tổ chức tiêm bù, tiêm vét và bảo đảm không để dịch bệnh lây lan rộng. Các địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng vật tư y tế, dự trữ thuốc, phòng chống lây nhiễm chéo sởi tại cơ sở y tế.

Để phòng chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đưa ra 5 khuyến cáo để người dân phòng chống bệnh. Trong đó, cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6 - 9 tháng, 1 - 10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hằng ngày. Đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng. Thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban), cần sớm cách ly và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đảo Hans ở Bắc Cực.

Kỳ lạ 'Chiến tranh Whisky'

GD&TĐ - 'Chiến tranh Whisky' hoặc 'Chiến tranh rượu' diễn ra trên một hòn đảo cằn cỗi, nằm giữa Canada và Greenland.

Truyện ngắn: Lòng tốt

Truyện ngắn: Lòng tốt

GD&TĐ - Thằng Nhất bế đứa em ba tuổi đang ngằn ngặt khóc ra mãi cổng ngóng mẹ. 'Sao giờ này mẹ chưa về nhỉ? Hơn tám giờ tối rồi'.

Ai chặn được ‘Hạm đội Ánh sáng’?

Ai chặn được ‘Hạm đội Ánh sáng’?

GD&TĐ - Cùng với đội tàu chờ dầu bí mật của Nga, các tàu chở dầu từ các nước phương Tây không thân thiện với Moscow cũng tích cực vận chuyển dầu cho Nga.

Một tiết học của sinh viên Trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc (Cà Mau).

Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp

GD&TĐ - Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trường nghề đang tăng tốc tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp, dịch vụ, công nghệ.