Con robot Nao là sản phẩm của nhóm các nhà khoa học quốc tế. Nó hoạt động dựa trên dữ liệu thu được từ việc quét gương mặt và chuyển động cơ thể của trẻ em bị tự kỷ. Những dữ liệu thu được sẽ được robot xác định cách hiệu quả nhất để thu được sự chú ý của trẻ.
Qua hoạt động của robot, các bác sĩ có thể tạo ra một kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Điều này mở ra các kênh giao tiếp mà trước đây chưa bao giờ có.
Robot Nao do một công ty chế tạo robot của Pháp làm ra và các nhà nghiên cứu của trường đại học Portsmouth đã bắt đầu dự án trị giá 6,7 triệu euro cách đây 2 năm. Ngoài ra, các trường đại học ở Thụy Sĩ, Bỉ, Thụy Điển, Romania cũng tham gia để tạo ra một mô hình robot hoạt động được có mặt trên thị trường vào năm 2019.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em tự kỷ hợp tác nhiều với robot hơn so với người thật vì robot đơn giản hơn, dễ dự đoán, còn con người thì quá phức tạp và có nhiều biểu cảm trên gương mặt.
Những mẫu robot khác làm công việc trị liệu cũng đã tồn tại, tuy nhiên chúng phải được điều khiển từ xa và cần rất nhiều thời gian, năng lượng và sự hỗ trợ của con người.