RMIT Việt Nam tổ chức Teacher Talks ở TPHCM, Đà Nẵng và Hà Nội

GD&TĐ - Đại học RMIT Việt Nam vừa ra mắt chương trình Teacher Talks – chuỗi sự kiện hỗ trợ phát triển chuyên môn cho cộng đồng giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam.  

Các giảng viên và giáo viên tiếng Anh của RMIT Việt Nam đang thảo luận tại Teacher Talks ở TPHCM
Các giảng viên và giáo viên tiếng Anh của RMIT Việt Nam đang thảo luận tại Teacher Talks ở TPHCM

Teacher Talks là hoạt động nhằm tạo điều kiện để những người làm trong ngành, giáo viên tiếng Anh có thể trao đổi, giao lưu với nhau về cách làm, cách dạy học sao cho tốt nhất.

Mục tiêu chung của sự kiện là cung cấp cho người tham dự những công cụ thực tế và thích hợp mà họ có thể áp dụng ngay vào quá trình giảng dạy, đồng thời xây dựng cộng đồng giáo viên tiếng Anh, những người nhìn chung có thể cải tiến phương pháp giảng dạy và dần dần đem đến trải nghiệm học tốt hơn cho học viên của mình”, 

Ông Jake Heinrich- Trưởng khoa Ngôn ngữ và tiếng Anh RMIT Việt Nam cho biết; chương trình tiếp nối thành công của TESOL Talks – chuỗi các buổi chia sẻ cách phát triển chuyên môn dành cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam do giảng viên tiếng Anh RMIT Việt Nam cùng một số đối tác thành lập năm 2014.

“Teacher Talks là chuỗi các hội thảo phát triển chuyên môn cho thành viên cộng đồng giảng dạy tiếng Anh trong nước và quốc tế hiện đang làm việc tại Việt Nam”, ông Heinrich nói.

Với chủ đề Đổi mới Dạy và Học, hội thảo đầu tiên vừa qua tại cơ sở Nam Sài Gòn RMIT Việt Nam (TPHCM) với năm phần trao đổi do một số giảng viên tiếng Anh của trường chủ trì đã mang đến không khí hào hứng sôi nổi. Các phần trao đổi tập trung chia sẻ cách làm mới nhằm nâng cao công tác giảng dạy và trải nghiệm sinh viên.

Cô Ronnie Hill- Trưởng Bộ phận Sáng kiến mới của Khoa Ngôn ngữ và tiếng Anh đồng thời là Trưởng ban tổ chức Teacher Talks, cho biết: Dù đối tượng tham dự đa dạng đến từ các cơ sở giảng dạy ngôn ngữ, trường phổ thông và đại học trong nước, nhưng sau hội thảo, tất cả sẻ có được những kỹ năng và cách nghĩ mới, có thể vận dụng ngay vào lớp học của mình.

Trong bài trình bày đầu tiên, giảng viên tiếng Anh RMIT Việt Nam cô Julie David nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho sinh viên sẵn sàng làm việc làm bằng cách trang bị cho các em những kỹ năng của thế kỷ 21 như hợp tác và làm việc nhóm, sáng tạo và trí tưởng tượng, tư duy phản biện, và giải quyết vấn đề.

Cô chia sẻ với người tham dự cách để đưa những kỹ năng này vào lớp học bằng cả phương pháp giảng dạy theo hoạt động và tích hợp.

Quang cảnh buổi Teacher Talks tại TPHCM vừa qua
 Quang cảnh buổi Teacher Talks tại TPHCM vừa qua

Giảng viên Matthew Coster thì phân tích về phương pháp giảng dạy ngôn ngữ dựa trên hoạt động (TBLT) trong bài thuyết trình của mình. Theo ông, phương pháp này có thể thay đổi không khí trong lớp học, cũng như những lối mòn cũ. Ông chia sẻ với người tham dự một số kinh nghiệm thực tế trong cách điều chỉnh tài liệu và soạn giáo án có các hoạt động TBLT.

Liên quan đến việc phát triển chuyên môn cho giáo viên, thầy James Barnett và Stuart Turner đã trình bày phương pháp cá thể hóa có tên gọi “Pineapple Chart” – hệ thống cho phép giáo viên mời giáo viên khác đến dự giờ một cách không chính thức.

Cả hai chia sẻ về cách áp dụng phương pháp này tại Khoa Ngôn ngữ và tiếng Anh RMIT Việt Nam, từ đó người tham dự có thể cân nhắc hiệu chỉnh để áp dụng hình thức này theo cách thích hợp nhất với nhu cầu của mình.

Trong khi đó, cô Ellen Campbell khuyến khích người tham dự dùng các công cụ trực tuyến để nâng cao việc giảng dạy. Các nguồn tư liệu như tài liệu giảng dạy hiện sẵn có trên mạng, các trang blog chia sẻ những ý tưởng hay và các trang mạng xã hội để giao lưu trao đổi kinh nghiệm.

Cô Campbell chia sẻ với người tham dự về Padlet, bảng đen ảo nơi học viên và giáo viên có thể hợp tác, suy ngẫm, cũng như chia sẻ các đường dẫn và hình ảnh một cách an toàn.

Chia sẻ sau buổi hội thảo, thầy Lê Công Trung, giáo viên tiếng Anh Hệ thống trường Việt Mỹ cho biết:  Hội thảo đem đến nhiều phương pháp thực tế và mới mà giáo viên tiếng Anh có thế dùng để nâng cao việc giảng dạy.

Cá nhân tôi hứng thú với phương pháp giảng dạy theo hoạt động và tích hợp của ông Julie David, đặc biệt là phần dự giờ từ đồng nghiệp, và mong sẽ ứng dụng ngay vào các lớp học của mình, đồng thời quan sát xem các phương pháp này sẽ hiệu quả thế nào trong thực tế.

Khoảng 100 giáo viên tiếng Anh ở TPHCM đã tham dự hội thảo tại cơ sở Nam Sài Gòn, trong khi đó,

Sau sự kiện khá thành công tại TPHCM,Ban tổ chức cho biết  tại buổi Teacher Talks ở Đà Nẵng vào ngày 26/5 sẽ có khoảng 70 người tham dự. Ở Hà Nội vào ngày 2/6 sẽ khoảng 60 người. Đặc biệt từ giờ đến cuối năm sẽ có thêm hai chuỗi Teacher Talks diẽn ra tại 3 TP trên. 

Để biết thêm thông tin về Teacher Talks, hãy tham gia trang Facebook của chúng tôi theo đường dẫn https://bit.ly/2IYvTaB

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ