Tuy nhiên, theo cách đo lường khác, khả năng đọc viết ở Việt Nam có thể đang hơi giảm sút. Trong năm 2016, trung bình một người Việt Nam ước lượng đọc ít hơn một cuốn sách mỗi năm.
Nhân hai sự kiện diễn ra trong tháng 4: “Ngày sách Việt Nam” và “Ngày sách Thế giới” (World Book Day) , Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức một số hoạt động nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa đọc - nền tảng cần thiết để nâng cao kiến thức ngay cả trong thời đại kỹ thuật số tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội.
Sự kiện trao đổi sách tại Thư viện RMIT Việt Nam |
Tại đây, tất cả sinh viên, cựu sinh viên và nhân viên có thể “đổi sách cũ lấy những chuyến phiêu lưu mới”. Năm ngoái, đã có khoảng 500 cuốn sách được trao đổi. Năm nay, sự kiện do CLB Sách phối hợp cùng Thư viện RMIT Việt Nam tổ chức.
Bà Clare O"Dwyer, Trưởng Thư viện và Phòng Hỗ trợ học thuật sinh viên, cho biết: “Thư viện RMIT Việt Nam muốn hỗ trợ tạo ra ‘tình yêu đọc sách’ trong cộng đồng sinh viên trường”.
Thư viện RMIT Việt Nam thực hiện mục tiêu này bằng việc tổ chức các chương trình, sự kiện và dịch vụ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với sách.
Sinh viên Trường ĐH RMIT đọc sách tại thư viện trường |
Một chương trình hữu ích khác tại thư viện là đọc mở rộng. Chương trình cung cấp sách hợp với cấp độ cho sinh viên chương trình tiếng Anh để xây dựng thói quen đọc sách để thông thạo và vui.
Từ tháng 12/2016 đến tháng 7/2017, chương trình đã giúp tăng đáng kể số lượng sinh viên tiếng Anh đến mượn sách lên 600 phần trăm. Sinh viên tham gia chương trình đọc mở rộng đọc sách bình quân hơn cấp độ chín trong mỗi học kỳ (hai tháng rưỡi). Sinh viên ngoài chương trình tiếng Anh cũng có thể mượn sách đọc theo cấp độ.