RBS 70 đã thành ác mộng với trực thăng cá sấu Ka-52?

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ -Sự nguy hiểm của hệ thống phòng không di động tối tân RBS 70 trên chiến trường Ukraine đã được thể hiện bằng việc bắn rơi trực thăng Ka-52.
Hình ảnh được cho là RBS 70 bắn rơi Ka-52.
Hình ảnh được cho là RBS 70 bắn rơi Ka-52.

Tờ Army Recognition dẫn nguồn tin quân sự Ukraine cho biết, các xạ thủ thuộc Lữ đoàn cơ giới 47 nước này vừa sử dụng hệ thống RBS 70 do Thụy Điển sản xuất bắn rơi một chiếc trực thăng tấn công Ka-52 của Nga ở phía nam Robotyno.

Vụ việc diễn ra hôm 19/8 khi trực thăng Nga đang tìm cách tấn công vị trí của quân đội Ukraine thì lọt vào tầm tác chiến của RBS 70.

"Ngay khi phát hiện trực thăng Nga, đơn vị chúng tôi nhanh chóng triển khai chiến đấu. Chỉ với quả đạn của RBS 70 được phóng đi đã bắn rơi chiếc Ka-52", một chỉ huy Lữ đoàn 47 cho biết.

Cùng với tuyên bố, vị chỉ huy Ukraine cũng cho công bố bức ảnh được cho là ghi lại khoảnh khắc Ka-52 trúng đạn. Tuy nhiên, vị chỉ huy này không tiết lộ về số phận tổ lái trên chiếc trực thăng bị bắn rơi.

Ngay trước khi tuyên bố RBS 70 bắn hạ Ka-52, Lữ đoàn 47 tự tin cho rằng: "Việc RBS 70 chính thức tham chiến sẽ mang lại nhiều lợi thế cho chúng tôi trong bối cảnh lực lượng Nga sử dụng nhiều phương án tấn công đường không khác nhau".

Cũng theo nguồn tin này, phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không RBS 70 cùng hệ thống radar PS-70 Ukraine nhận được nằm trong gói viện trợ quân sự của Thụy Điển dành cho Kiev hồi tháng 4/2023.

Số lượng radar PS-70 cùng hệ thống RBS 70 chuyển cho Kiev không được tiết lộ nhưng Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định: "Những vũ khí này sẽ khiến lực lượng Nga phải cân nhắc rất nhiều với mỗi hoạt động đường không của mình".

Bởi theo nhà sản xuất Saab, hệ thống RBS 70 được thiết kế để vô hiệu hóa các mục tiêu bay thấp. Kết cấu của tổ hợp phù hợp để lắp trên xe chiến đấu hoặc trên hạm. Ở bản vác vai tiêu chuẩn, RBS 70 gồm giá phóng cơ khí, đạn tên lửa được tích hợp với hệ thống hỗ trợ dẫn bắn cho xạ thủ.

Tầm bắn hiệu quả khi sử dụng đạn tên lửa BOLIDE của RBS 70NG (phiên bản nâng cấp của RBS 70) là 8km và trần bay mục tiêu khoảng hơn 5km. So với những hệ thống đánh chặn khác cùng phân khúc trên thế giới, tầm bắn của RBS 70NG cũng là một kỷ lục.

Trong khi đó, hệ thống Strela-10 dùng khung gầm bánh xích của Nga chỉ có tầm bắn 5 km và độ cao tác chiến 3 km, của hệ thống tên lửa/pháo phòng không Tunguska của Nga tương ứng là 8 và 3,5 km, của hệ thống tên lửa phòng không mang vác Strela-2M của Nga tương ứng là 4,2 và 2,3 km thì RBS 70NG diệt mục tiêu cách 8km.

Tổ hợp RBS 70 được trang bị tổ hợp ngắm ảnh nhiệt tự động hóa, cho phép tiêu diệt chính xác mục tiêu cả ngày lẫn đêm và trong mọi thời tiết, như máy bay, trực thăng… RBS 70 có khả năng triển khai chiến đấu trong vòng 30 giây, nạp đạn lại trong 7 giây, chống nhiễu tốt.

Khác với các hệ thống tên lửa phòng không mang vác thông thường, RBS 70 dẫn đường đến mục tiêu không phải bằng đầu tự dẫn hồng ngoại mà là theo phương thức bám chùm laser công suất nhỏ (tránh bị phát hiện và gây nhiễu).

Hơn 90% trong số 1.468 tên lửa của RBS 70 được phóng đi đã tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống ngắm mới còn nâng cao hơn nữa độ chính xác bắn, giúp RBS 70NG trở thành nhà vô địch về độ chính xác trong số các hệ thống tên lửa phòng không mang vác.

RBS 70NG trở nên đặc biệt khi có thể hoạt động hiệu quả ở địa hình đô thị và sử dụng để quan sát và chi viện hỏa lực trực tiếp. Phần chiến đấu của tên lửa nặng 1,1 kg, chứa 3.000 phần tử sát thương và khi va chạm trực tiếp có thể tiêu diệt chắc chắn mục tiêu bay và xe thiết giáp.

Clip Ukraine công bố được cho là RBS 70 bắn rơi Ka-52

Trang Army Recognition cho biết, không rõ Thụy Điển đã cung cấp phiên bản nào của RBS 70 cho Ukraine nhưng với phiên bản mạnh nhất được tiếp nhận như tuyên bố của Kiev cho thấy, rất có thể đây chính là RBS 70NG.

Chỉ với những thông số sơ bộ nói trên, lực lượng Nga có lý do để lo lắng cho số phận những vũ khí và phương tiện quân sự của mình trong chiến dịch đặc biệt tại Ukraine hiện nay.

Ukraine công bố hình ảnh được cho là RBS-70 bắn rơi Ka-52.

Trực thăng Ka-52 đã bị khắc chế?

GD&TĐ - Theo ISW, các lực lượng vũ trang Ukraine đã thành công trong nhiệm vụ đối phó trực thăng tấn công nguy hiểm nhất của Nga là Ka-52.
Minh họa/INT

Nhận diện nguy cơ làm tan rã EU

GD&TĐ - Không tìm được tiếng nói chung luôn là thách thức lớn nhất của EU khi giải quyết vấn đề người tị nạn.
Lầu Năm Góc cảnh báo Quốc hội cạn nguồn tài trợ dài hạn cho Ukraine

Mỹ báo tin xấu dài hạn cho Kiev

GD&TĐ - Kiểm soát viên Lầu Năm Góc Michael McCord mới đây cho biết , Mỹ đã hoàn toàn cạn kiệt nguồn tài trợ dài hạn cho Ukraine.
Vaccine Pfizer - BioNTech Covid-19. (Ảnh: Getty Images)

Giải Nobel y học 2023 đã có chủ

GD&TĐ - Hai nhà khoa học được trao giải Nobel y học vì nghiên cứu tiên phong dẫn đến việc phát triển vaccine mRNA, giúp hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Cảnh sát Kosovo và Lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tại Kosovo tiếp tục đảm bảo an ninh trong khu vực

600 quân Anh hiện diện ở Kosovo

GD&TĐ - NATO xác nhận sẽ triển khai 600 binh sĩ Anh tới Kosovo sau các cuộc đụng độ đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột với Serbia.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev

Nga cảnh báo sắc lạnh

GD&TĐ - "Lực lượng Nga cảnh báo sẽ nhắm vào bất kỳ binh sĩ Anh nào được cử đến Ukraine để huấn luyện cho quân đội nước này".