Rau sạch vườn trường - mô hình nhiều ý nghĩa

GD&TĐ - Nhiều trường mầm non có quỹ đất đã phát triển mô hình trồng rau sạch trong vườn trường do chính các cô giáo trồng và chăm sóc.

Cô và trò Trường Mầm non Thọ Xuân thu hoạch rau xanh. Ảnh: TG
Cô và trò Trường Mầm non Thọ Xuân thu hoạch rau xanh. Ảnh: TG

Những mô hình này không chỉ cung cấp rau sạch mà còn giúp giáo dục, nâng cao ý thức lao động, yêu thiên nhiên của học sinh trong trường. 

Hào hứng với môi trường thân thiện

Đến Trường MN Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội các bậc phụ huynh HS và nhân dân trên địa bàn đều ấn tượng với môi trường có khung cảnh sáng – xanh – sạch - đẹp. Đặc biệt là những luống rau xanh mướt hiện hữu trong vườn trường. Đây là một trong những “điểm nhấn” xây dựng trường mầm non thân thiện, mang lại hiệu quả phát triển toàn diện trong chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ…

Cô Cấn Thị Tâm Thư - Hiệu trưởng Trường MN Đại Đồng cho biết: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm rất quan trọng trong trường mầm non. Vì vậy, bên cạnh qui hoạch khu phát triển thể chất, khu vui chơi giao thông, nhà trường còn tận dụng quỹ đất để xây dựng khu vườn rau chia làm 6 lô, 2 luống để trẻ theo dõi sự phát triển của cây đồng thời cung cấp rau sạch cho bữa ăn của trẻ…

Cô Thư cho biết: Mùa nào, rau nấy, trường trồng theo mô hình ô, luống để vừa tiện chăm sóc, vừa tiết kiệm được diện tích lại thuận lợi cho HS tham gia chăm tưới và tìm hiểu quá trình phát triển của cây. Mỗi lứa thu hoạch, trường phục vụ thêm vào bữa ăn bán trú cho hơn 500 HS của trường, bảo đảm an toàn, sạch sẽ và trẻ rất thích thú được “thụ hưởng” thành quả do mình tự tay chăm bón.

Là trường điểm của ngành Giáo dục huyện Đan Phượng về chất lượng chăm sóc trẻ và môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện, Trường MN Thọ Xuân được UBND huyện đầu tư hơn 600 triệu đồng, dành hẳn một khoảng diện tích rộng 800m2 trong khuôn viên của nhà trường để làm nhà lưới trồng rau sạch, rau an toàn, cung cấp toàn bộ rau sạch cho bữa ăn của hơn 600 trẻ đang theo học tại trường. MN Thọ Xuân còn là một trong số trường dành tới 50% diện tích để xây dựng sân vườn, tạo không gian sinh hoạt, vui chơi trong lành, an toàn và thân thiện cho trẻ.

Nhìn trẻ hào hứng chăm sóc vườn rau, cùng cô giáo thu hoạch rau, củ và sơ chế đóng gói rau với nét mặt rạng rỡ, phấn khởi và động tác khá thuần thục; đặc biệt là sự háo hức khi được thưởng thức những món ăn được làm từ sản phẩm mình vừa thu hoạch mới thấy được hết ý nghĩa và giá trị của vườn rau sạch của nhà trường.

Các em học sinh học cách đóng gói bảo quản rau sạch. Ảnh: TG
 Các em học sinh học cách đóng gói bảo quản rau sạch. Ảnh: TG

Những bữa ăn an toàn, hạnh phúc

Cô giáo Trần Thị Bích Hiếu - Hiệu trưởng Trường MN Thọ Xuân cho biết: Qua quá trình sử dụng mô hình nhà lưới trồng rau an toàn, nhà trường thấy được tính hiệu quả rất cao. Mô hình vườn rau an toàn của trường không những cung cấp rau sạch cho bếp ăn bán trú của trường mà qua đây, trẻ còn được tham gia trải nghiệm làm quen những công việc hàng ngày của bác nông dân như xới đất, gieo hạt, tưới nước chăm sóc rau, thu hoạch, đóng gói rau; trẻ được hướng dẫn vận chuyển rau về bếp giúp cô cấp dưỡng, được thực hành những công việc vừa sức của mình. Các con hạnh phúc khi được trải nghiệm và thụ hưởng thành quả từ đôi bàn tay của mình.

Theo cô Hiếu, BGH nhà trường rất chú trọng quản lý, giám sát, chỉnh trang vườn rau, chọn các loại rau phù hợp để trồng, qua đó giữ cho vườn rau luôn xanh tốt, phát triển, góp phần xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn thân thiện, lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình vườn rau sạch, rau an toàn này cũng góp phần nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ, đẩy lùi tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Cuối năm học nhà trường giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 2% thể nhẹ cân và thấp còi…

Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng Bùi Thị Thanh Hải cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 trường áp dụng mô hình trồng rau sạch, rau an toàn trong trường. Đó là các trường MN Thọ Xuân, MN Phương, MN Liên Hồng. Chúng tôi rất muốn nhân rộng mô hình này trong các trường có quỹ đất, bởi thực tế cho thấy trẻ được thụ hưởng nhiều lợi ích từ các vườn rau sạch do chính các tay cô giáo trồng và chăm sóc… 

Những vườn rau này không chỉ cung cấp rau sạch mà còn giúp giáo dục, nâng cao ý thức lao động, yêu thiên nhiên của học sinh trong trường. Nhà trường đã phát huy được hiệu quả của mô hình, giúp trẻ có không gian vui chơi, hoạt động ngoài trời, làm giáo cụ trực quan giúp trẻ được trải nghiệm trong môi trường lành mạnh để trẻ làm quen với thế giới thực vật sinh động. Thông qua các giờ học ngoại khóa tại vườn cho các bé tiếp xúc với hoạt động trồng trọt đã giúp trẻ phân biệt được các loại rau, củ, quả, biết chăm sóc và thu hoạch cây trồng, đồng thời nhận thức được lợi ích của việc trồng rau sạch đối với môi trường sống xung quanh. Phụ huynh cũng rất phấn khởi và tin tưởng khi gửi con đến trường, không còn băn khoăn về nỗi lo mất an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Là chương trình nhận được sự quan tâm chỉ đạo của huyện nên các trường có thuận lợi được huyện đầu tư, đồng thời yêu cầu Phòng Kinh tế của huyện hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn rau cho các trường… Về phía các nhà trường, không chỉ sử dụng rau sạch cho bữa ăn bán trú của trẻ mà còn lên kế hoạch chi tiết tổ chức cho trẻ các khối lớp tham gia các hoạt động trải nghiệm tại vườn rau. Đối với việc trồng, thu hoạch rau, nhà trường đều phải có sổ sách ghi chép đầy đủ đầu vào, đầu ra cũng như việc hạch toán. 

Bà Hải cũng chia sẻ: Việc trồng và chăm sóc các vườn rau sạch khá kỳ công. Các trường thường phân công cho tổ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, thấy được lợi ích của mô hình này nên các trường đã sáng tạo triển khai, coi đây là một trong những nhiệm vụ trong nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ.

Trong những năm học gần đây, ngành Giáo dục mầm non Hà Nội chỉ đạo thực hiện xây dựng môi trường sinh thái trong trường học. Qua đó, đã có hơn 500 trường có 50% diện tích sân vườn là sân cỏ; 366 trường có vườn cây ăn quả; 637 trường có vườn rau của bé; 886 trường có khu vui chơi thể chất… Mỗi trường một hình thức thiết kế tận dụng diện tích phù hợp với điều kiện nhà trường, tạo ra sự khác biệt, ưu thế của môi trường giáo dục trường mầm non với các cấp học khác, mang lại hiệu quả phát triển toàn diện chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.