Rằm tháng tám: Trân trọng nét văn hóa cổ truyền

GD&TĐ - Giữa cuộc sống hiện đại, xô bồ, những giá trị truyền thống đang bị mai một dần, thì những lễ hội chào đón Trung thu đang góp phần lưu giữ "kho báu" văn hóa cho thế hệ tiếp nối.

Diễn ra từ 29/9 đến 4/10, phố đèn lồng Hội An sẽ đưa người dân Sài Gòn chìm trong không gian lung linh của phố Hội ngày rằm.
Diễn ra từ 29/9 đến 4/10, phố đèn lồng Hội An sẽ đưa người dân Sài Gòn chìm trong không gian lung linh của phố Hội ngày rằm.

Lễ hội cầu trăng rằm tháng tám ở Hà Giang

Trên mảnh đất hình chữ S, mỗi dân tộc nơi vùng cao cực Bắc đều có những nét văn hóa đặc trưng, riêng biệt và rất độc đáo. Đến với Hà Giang trong những ngày rằm tháng 8 âm lịch này, bạn sẽ có dịp chứng kiến lễ hội cầu trăng của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định (huyện Bắc Mê) - một lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc.

Lễ hội cầu trăng là ngày hội vui nhất của người Tày, trong những ngày này, người già gặp nhau hỏi thăm chuyện gia đình, chuyện phát triển sản xuất, chăn nuôi. Với thanh niên, đây là ngày hội để các chàng trai, cô gái gặp nhau qua những câu hát trao duyên. Còn đối với trẻ em thì đây là ngày vui nhất, các em được rước đèn ông sao, được vui đùa, phá cỗ dưới ánh trăng rằm.

Lễ hội cầu trăng của dân tộc Tày ở thôn Bản Loan được tổ chức thành 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần lễ thường được tổ chức vào tối ngày 14/8 âm lịch trên một bãi đất rộng. Với các nghi thức cúng "thổ công chúa bản" tại ngôi miếu chung để xin phép cho dân bản được tổ chức lễ hội cầu trăng vào đêm hôm sau.

Ngày lễ này là ngày vui nhất của bà con dân tộc Tày nơi đây. Bà con dân bản từ già, trẻ, gái, trai đều đến tham gia đông đủ; dâng những sản vật, khấn mời mẹ trăng xuống hạ giới nghe những tâm tư, tình cảm của người dân sau một năm siêng năng làm lụng. Lễ vật gồm thịt, rượu, các loại bánh, xôi nhuộm ngũ sắc. Sau khi thực hiện xong nghi lễ trình báo mẹ trăng và 12 nàng tiên, già làng tiến hành các nghi lễ cầu phúc, cầu may, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi; mời mẹ trăng và các nàng tiên về ban mùa màng và phước lành cho dân bản.

Đêm hôm sau, đúng vào ngày rằm tháng tám, khi mẹ trăng lên khỏi đỉnh núi và bắt đầu tỏa sáng xuống bản làng, tất cả bà con tập trung ở sân. Lúc này thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh dàn cúng khi khai hội đón trăng.

Niềm vui của người Thủ đô dịp Trung thu

Lễ hội cầu trăng là ngày hội vui nhất của người TàyLễ hội cầu trăng là ngày hội vui nhất của người Tày

Nếu Hà Giang có lễ hội cầu trăng rằm tháng tám thì Hà Nội cũng có lễ hội Trung thu độc đáo. Tại xã Đông Phuơng Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, lễ rước kiệu lá truyền thống được tổ chức 5 năm một lần vào ngày Tết Trung thu, tạo nên một lễ hội trăm rằm vô cùng độc đáo ở vùng quê này. Các đoàn rước với kiệu lá, ảnh Bác Hồ, lân, đèn ông sao cỡ lớn... rộn ràng đi qua các đường làng ngõ xóm, qua cánh đồng của xã.

Lễ rước kiệu có 6 đội tham gia thi đến từ 6 thôn, một đội có 1 kiệu lá do chính thôn đó tự tạo. Kiệu lá được rước từ nhà văn hoá của thôn đến trường cấp 2 Đông Phương Yên. Sau khi kết thúc hội thi, các đội tham gia thi sẽ rước kiệu về nhà văn hoá thôn mình để phá cỗ. Rước kiệu lá cùng cuộc thi "tranh tài" thôn nào làm kiệu lá đẹp nhất đã tạo cho Đông Phương Yên một không khí Trung thu đoàn kết, đặc sắc, rộn ràng và có thể nói là độc đáo nhất Thủ đô Hà Nội.

Lễ hội trung thu độc đáo bậc nhất Việt Nam

Lễ rước kiệu lá truyền thống được tổ chức 5 năm một lần vào ngày Tết Trung thu tại xã Đông Phuơng Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Lễ rước kiệu lá truyền thống được tổ chức 5 năm một lần vào ngày Tết Trung thu tại xã Đông Phuơng Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Mỗi dịp trung thu về, thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) lại thu hút khách du lịch gần xa với đêm hội Trung thu lớn và độc đáo nhất trong cả nước. Lễ hội trung thu độc đáo này không có thời điểm khai hội cụ thể. Người dân địa phương cho biết, lễ hội cứ diễn ra cách ngày rằm tháng 8 khoảng hơn 10 ngày. Tổ dân phố nào làm xon đèn trước thì đem ra rước trước. Càng sát Trung thu thì càng nhiều đèn. Những mô hình đèn Trung thu của các tổ dân phố ở các phường sẽ được diễu hành trên đường phố để người dân và khách du lịch cùng chiêm ngưỡng.

Lễ hội Thành Tuyên hàng năm được tổ chức thường gắn với các hoạt động văn hóa phong phú như: Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của các đoàn nghệ thuật trong, ngoài nước và trong tỉnh; Cuộc thi người đẹp Thành Tuyên; Cuộc thi đường phố sạch đẹp, văn minh; Thi Mâm cỗ Trung thu đẹp; Ẩm thực các dân tộc vùng núi phía Bắc… giúp du khách biết thêm nhiều món ẩm thực của Tuyên Quang và các tỉnh miền núi phía Bắc như xôi ngũ sắc, cơm lam, thịt trâu khô, mắm cá ruộng, thịt chua...

Món quà Trung thu đặc biệt dành cho Sài Gòn

Lễ hội Thành Tuyên hàng năm được tổ chức thường gắn với các hoạt động văn hóa phong phú.
Lễ hội Thành Tuyên hàng năm được tổ chức thường gắn với các hoạt động văn hóa phong phú.
 

Trung thu năm nay, người Sài Gòn chẳng cần đi xa, bởi họ sẽ được trải nghiệm một Hội An thu nhỏ ngay giữa lòng thành phố. Ngoài check-in tại những mô hình nhà cổ, Chùa Cầu, chợ Hội An…, du khách tham dự sự kiện còn được trải nghiệm nhiều trò chơi lý thú để nhận nhiều phần quà hấp dẫn.

Từ lâu, hoa đăng đã trở thành nét đẹp đặc trưng của Hội An. Vào đêm rằm, khắp nẻo đường phố cổ đều lung linh muôn ánh hoa đăng. Nhiều lữ khách về với phố Hội, đợi trăng lên cũng chỉ để tản bộ dọc sông Hoài hay chèo thuyền ngắm ánh nến ấm áp từ hoa đăng. Theo dòng nước, những đóa hoa lững lờ trôi mang theo nguyện cầu may mắn của mỗi người. Diễn ra từ 29/9 đến 4/10, phố đèn lồng và hoa đăng Hội An sẽ đưa người dân Sài Gòn chìm trong không gian lung linh của phố Hội ngày rằm với những con phố rợp ánh đèn lồng, hoạt động lắc trà phá cỗ sôi nổi, hay góc uống trà thưởng trăng đậm chất Hội An để gắn kết tình thân gia đình, bè bạn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ