'Radar bay' tiền nhiệm của A-50 vì sao bị loại biên sớm?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Những sự kiện xảy ra gần đây với máy bay A-50 AWACS của Nga đã khiến giới truyền thông nhớ về chiếc Tu-126 được Liên Xô tạo ra trước đó.

'Radar bay' tiền nhiệm của A-50 vì sao bị loại biên sớm?

"Tiền thân" A-50 AWACS của Liên Xô có tên định danh Tu-126, đây chính là máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không đầu tiên được Quân đội Liên Xô sử dụng.

Hơn nữa, ở đây chúng ta sẽ nói về một mẫu thiết bị khá cụ thể, đã bị loại bỏ từ lâu trước khi Liên Xô sụp đổ, chính xác là do những thiếu sót nghiêm trọng của loại máy bay này.

Ấn tượng ban đầu là Tu-126 có bề ngoài giống với Tu-95, nói chính xác thì máy bay chở khách Tu-114, được tạo ra trên cơ sở oanh tạc cơ Tu-95 - đã trở thành nền tảng cho máy bay AWACS đầu tiên của Liên Xô.

Điều thú vị là công việc chế tạo Tu-126 bắt đầu từ năm 1958, các cuộc thử nghiệm tại nhà máy diễn ra vào năm 1962, toàn bộ những bài kiểm tra đã được hoàn thành vào tháng 12 năm 1964.

Tới tháng 4 năm 1965, Tu-126 được đưa vào sử dụng, và từ năm 1965 đến năm 1967, tổng cộng 8 chiếc đã được sản xuất (không bao gồm mẫu thử nghiệm đầu tiên, cũng được sử dụng trong các đơn vị quân đội).

Tu-126 được trang bị tổ hợp tình báo kỹ thuật vô tuyến Liana, có đặc điểm kỹ chiến thuật theo công bố khá cao: phạm vi phát hiện mục tiêu trên không - từ 100 đến 350 km, tùy thuộc vào kích thước của đối tượng; phạm vi phát hiện tàu mặt nước cỡ lớn lên tới 400 km.

Nhìn chung, mục đích chính của Tu-126 ở giai đoạn phát triển chính là phát hiện kịp thời các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ ở khoảng cách 1.000 km tính từ bờ biển.

Máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không Tu-126 của Liên Xô.

Máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không Tu-126 của Liên Xô.

Tuy nhiên các nhà thiết kế Liên Xô đã không cung cấp điều kiện làm việc có thể chấp nhận ở mức nào đó đối với phi hành đoàn và bảo trì thiết bị kỹ thuật vô tuyến trên Tu-126.

Nhân viên phàn nàn nhiều nhất về độ rung cao, tiếng ồn lớn, khiến thời gian tuần tra trung bình 8 -9 giờ thực sự là thử thách. Ngoài ra không rõ tổ hợp Liana có đầy đủ các đặc điểm được công bố hay không.

Trong quá trình hoạt động, Tu-126 được sử dụng chủ yếu cho các chuyến bay bất thường nhằm tiến hành trinh sát vô tuyến và điều phối hoạt động đối với tiêm kích đánh chặn khổng lồ Tu-128 (tiền thân của MiG-31).

Tất cả 8 chiếc Tu-126 sản xuất theo loạt và 1 chiếc Tu-126 thử nghiệm đều được biên chế vào phi đội số 67 trực thuộc trung tâm chỉ huy của lực lượng phòng không. Những chiếc máy bay này thường làm nhiệm vụ ở khu vực Novaya Zemlya hoặc trên Biển Baltic.

Ngay sau khi máy bay A-50 AWACS đầu tiên được đưa vào sử dụng trong năm 1984, Tu-126 nhanh chóng bị loại bỏ do những thiếu sót nêu trên. Toàn bộ phi đội Tu-126 của Liên Xô đã ngừng hoạt động vào năm 1990.

Máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không A-50U của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink.

Truyện ngắn: Viết tiếp giấc mơ

GD&TĐ - Chẳng hiểu sao ba mẹ lại treo ảnh Bác trên bàn thờ, ở vị trí cao nhất. Chòm râu dài, ánh mắt hiền từ và cái miệng cười mỉm trấn an tinh thần chị.
Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

GD&TĐ - ​Tạo nên sức mạnh Trường Sơn là tổng lực của cả dân tộc, của cả thời đại, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ báo chí, văn nghệ sĩ.