Rác nhựa gia tăng mùa dịch

Rác nhựa gia tăng mùa dịch

Trước dịch, xu hướng chung là nói không với bao bì nhựa. Tuy nhiên, thật không may, mối nguy hiểm do virus SARS-CoV-2 gây ra đã khiến cách tiếp cận sinh thái đối với bao bì nhựa đổi chiều. Tại Mỹ, có thể thấy lượng rác thải nhựa gia tăng rõ rệt, do nhu cầu sử dụng bao bì và túi nhựa của người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng trở lại.

Vấn đề rác thải nhựa có thể thấy rõ nét trong ngành ẩm thực. Mạng lưới cửa hàng ăn uống, trong đó có những cửa hàng trước đại dịch đã từng nói không với bao bì nhựa, nay quyết định bỏ hạn chế về số lượng túi nhựa đựng đồ ăn mang về. Một ví dụ là hệ thống Just Salad. Trước Covid-19, hệ thống này sản xuất bát đĩa dùng nhiều lần, nhờ đó có thể tiết kiệm hơn 30 tấn nhựa/năm. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát, chương trình này lập tức bị dừng lại; bao bì nhựa dùng một lần được sử dụng cho đóng gói thức ăn mang về.

"Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường là rất khó lường" – bà Sandra Noonan, Giám đốc phụ trách phát triển cân bằng của Just Salad cho biết.

Các mạng lưới khác ở Mỹ cũng có hoạt động tương tự nhằm mục đích thuyết phục khách hàng về sự an toàn mùa dịch. Trong các mạng lưới bán cà phê, thậm chí người ta còn bỏ quy định buộc khách hàng sử dụng cốc riêng của mình (chẳng hạn như hệ thống Starbucks).

Hiện giờ, khó có thể nói việc quay trở lại với bao bì nhựa có mang tính chất tạm thời hay không. Tuy nhiên, phương án không rác thải nhựa dường như là thách thức lớn, thậm chí cả sau khi hết dịch. Thế nhưng, có những phương pháp để hạn chế lượng rác thải nhựa – mạng Just Salad đã quan sát được sự sụt giảm lượng dao nĩa nhựa tới 88% trong các đơn hàng online.

Ông John Hocevar, đại diện tổ chức Hòa bình xanh Greenpeace, có những đánh giá không mấy lạc quan về tình trạng xả rác nhựa. Theo ông Hocevar, các nhà sản xuất vật liệu nhựa lợi dụng tình hình để "thuyết phục khách hàng, rằng đồ nhựa dùng 1 lần là cần thiết để bảo đảm an toàn trong mùa dịch; còn các vật dụng nhiều lần là bẩn và không an toàn".

Tại Mỹ, một số mạng lưới thương mại còn cấm khách hàng sử dụng túi mua hàng dùng nhiều lần.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.