Ra mắt chi hội FISU Khu vực duyên hải - trung du và miền núi phía Bắc

GD&TĐ - Ngày 12/12, chương trình ra mắt chi hội FISU Khu vực duyên hải - trung du và miền núi phía Bắc đã được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Chương trình ra mắt chi hội FISU Khu vực duyên hải - trung du và miền núi phía Bắc tại điểm cầu Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên)
Chương trình ra mắt chi hội FISU Khu vực duyên hải - trung du và miền núi phía Bắc tại điểm cầu Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên)

Tham dự chương trình có GS.TS Nguyễn Thanh Thuỷ, Chủ tịch Hội đồng chức danh GS Nhà nước ngành CNTT; PGS.TS Nguyễn Long Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học viện CNTT; PGS.TS Bùi Thu Lâm, Trưởng phòng sau đại học thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự; PGS.TS Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng Trường Đại học CNTT&TT Việt - Hàn (Đà Nẵng); TS Đinh Thanh Tâm, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc; TS Trịnh Đình Vinh Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; TS Đỗ Tùng Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương...

Về phía Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) có PGS.TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Nhà trường, TS Đỗ Đình Cường, Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng đại diện lãnh đạo của 13 trường thành viên gia nhập chi hội FISU Khu vực duyên Hải - trung du và miền núi phía Bắc; lãnh đạo các Khoa, bộ môn - Viện - Trường đào tạo về CNTT&TT.

Câu lạc bộ Khoa-Trường-Viện Công nghệ Thông tin – Truyền thông Việt Nam (viết tắt là FISU), là một Chi hội thuộc Hội Tin học Việt Nam thành lập năm 2018, hoạt động trên cơ sở tiếp thu và chia sẻ các tư tưởng của cộng đồng đào tạo và nghiên cứu CNTT – TT tại Việt Nam.

Câu lạc bộ FISU là nơi tụ hội, kết nối, định hướng, chia sẻ về đào tạo và nghiên cứu, nhằm tạo tiếng nói chung tham gia vào các hoạt động phát triển giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT - TT, mang lại lợi ích chính đáng cho các thành viên, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội, góp phần đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc CNTT-TT trên thế giới.

Chương trình được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến
Chương trình được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Bên cạnh đó, thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến đào tạo nguồn lực CNTT-TT, nghiên cứu, triển khai, chuyển giao và dịch vụ CNTT-TT dưới các hình thức khác nhau, theo quy định của pháp luật, điều lệ Hội Tin học Việt Nam và phù hợp với năng lực của các thành viên tham gia Câu lạc bộ. 

Tại chương trình, Ban chấp hành lâm thời chi hội FISU khu vực duyên hải trung du - miền núi phía Bắc đã ra mắt với 4 thành viên, thực hiện ký kết hợp tác thoả thuận vận động thành lập chi hội và thảo luận về các vấn đề của chi hội như Đại hội thành lập, điều lệ, quy chế, phương hướng hoạt động...

PGS.TS Phùng Trung Nghĩa - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) phát biểu tại chương trình
PGS.TS Phùng Trung Nghĩa - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Phùng Trung Nghĩa - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) nhấn mạnh: Được sự gợi ý về ý tưởng của GS.TS Nguyễn Thanh Thuỷ, sự chia sẻ từ chi hội FISU khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với mục tiêu mở rộng hợp tác, giao lưu học hỏi cùng phát triển trên cơ sở các thế mạnh về chuyên môn, năng lực hiện có của mỗi trường thành viên và những lợi thế mang tính vùng miền, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Ban vận động kết nối mạng lưới các trường thuộc Khu vực Duyên hải - Trung du - Miền núi phía Bắc, đến nay đã có 13 trường thuộc khu vực tham gia.

Đồng thời, trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, trong đó CNTT và Công nghệ số đã, đang trở thành yếu tố cốt lõi đóng góp vai trò ngày càng quan trọng. Chính vì vậy, mong rằng chi hội FISU Khu vực duyên hải - trung du và miền núi phía Bắc sẽ hoạt động một cách hiệu quả, cùng nhau phát triển trên cơ sở hợp tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trình độ cao, hợp tác trong đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ… Có sự trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn giữa các đơn vị .

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.