Quyển sách đầu tiên hệ thống hóa kiến thức Sinh trắc vân tay tại Việt Nam

GD&TĐ - Không chỉ là quyển sách đúc rút kinh nghiệm 7 năm làm nghề của Linda Nga - CEO Humano, “Bí Ẩn Dấu Vân Tay” còn đóng góp một góc nhìn mới về Sinh trắc vân tay tại Việt Nam.

Với những ai quan tâm đến lĩnh vực tâm lý, phát triển bản thân, nuôi dạy con,...thì những năm gần đây không còn xa lạ với cụm từ Sinh trắc vân tay. Hàng loạt công ty ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng lớn của dịch vụ này. Tuy nhiên, bên cạnh đó có hàng loạt thông tin trái chiều về lĩnh vực này như coi đây là một ngành bói toán, lừa đảo...

Vậy thực hư Sinh trắc vân tay là gì? Liệu nó có thật sự tốt như nhiều người ca ngợi?

Quyển sách đầu tiên hệ thống hóa kiến thức Sinh trắc vân tay tại Việt Nam ảnh 1

Những vấn đề này, tác giả bài viết đã trao đổi với Linda Nga, tác giả Bí Ẩn Dấu Vân Tay và được cô cho biết, nếu ai đó đưa ra nhận định về một việc, một vấn đề gì đómà chưa hề trải qua thì điều đó chẳng hề khách quan. Ở đời, chỉ có qua trải nghiệm con người mới có sự cảm nhận sâu sắc.

Và thế là tác giả bài viết và Linda Nga đã có buổi nói chuyện rất thú vị về lĩnh vực này. Thật sự mà nói, nó rất khác với những gì tôi nghĩ trước đây. 

Sinh trắc vân tay là công cụ khám phá tiềm năng não bộ, kết quả sinh trắc vân tay ảnh hưởng rất nhiều đến những nhận định dự đoán tiềm năng nên phải có sự lựa chọn kỹ càng về công nghệ sinh trắc vân tay, không thì “sai một ly đi một dặm”. Trên thị trường hiện nay có nhiều công nghệ trôi nổi, tiền nào của nấy nên đừng tiếc rẻ để tiền mất tật mang.

Không nên phụ thuộc quá nhiều vào công cụ, không nên để cuộc đời của mình bị động trong những kết quả sinh trắc vân tay. Nhiều bố mẹ cho con làm sinh trắc vân tay xong bắt con đi học năng khiếu mà con chẳng thích, nhiều bạn trẻ làm sinh trắc xong thì nghỉ việc rồi bấp bênh,...theo tôi đó là bị động và không có khả năng làm chủ đời mình.

Sinh trắc vân tay giúp chúng ta biết tiềm năng để kích hoạt phát triển tốt chất những thế mạnh mình có, chứ không phải là bộ môn bói toán để chúng ta phó mặc cho số phận, cứ thế mong mọi thứ tự nhiên đến. Mọi thứ muốn có được đều cần sự cố gắng, chỉ khác là nếu tự mò mẫm thì mất 10 năm chúng ta đến đích, còn làm sinh trắc vân tay biết thế mạnh của mình thì chúng ta chỉ mất 3-5 năm là đến đích.

Ngoài công nghệ thì vai trò người tư vấn rất quan trọng, nếu không nói chuyện với Linda Nga thì tôi cũng rất ác cảm về sinh trắc vân tay. Người tư vấn thiếu trải nghiệm chỉ tập trung vào các con số và thổi phồng giá trị làm cho người sử dụng có niềm tin thái quá hoặc ảo tưởng về bản thân. Lựa chọn người tư vấn phù hợp với mình là điều rất quan trọng.

Quay lại về chủ đề quyển sách, tôi thật sự thấy giá trị và có sự cảm mến với tác giả, một người trẻ dám nghĩ dám làm. Linda Nga đã cho độc giả một góc nhìn chân thực về sinh trắc vân tay khác với những gì chúng ta hay tìm kiếm trên internet. Quyển sách không chỉ là kiến thức chuyên ngành khô khan mà còn giải mã tất tần tật mọi thứ về lĩnh vực Sinh trắc vân tay:

Lịch sử ngành, cơ sở khoa học.

Kiến thức não bộ và vân tay.

Không phải ai cũng cần sinh trắc vân tay, vậy ai nên dùng?

Làm thế nào để phân biệt và lựa chọn được công nghệ sinh trắc vân tay chất lượng?

Ứng dụng sinh trắc vân tay thế nào cho đúng?

Bí kíp giao tiếp, đọc vị người khác qua dấu vân tay....

Tôi chẳng hề ngạc nhiên khi nghe tác giả chia sẻ khi mới xuất bản còn chưa quảng bá rộng rãi đã có rất nhiều độc giả phản hồi tích cực. 

Quyển sách đầu tiên hệ thống hóa kiến thức Sinh trắc vân tay tại Việt Nam ảnh 2

Trích lời cảm nhận của chị Thu Trang, giảng viên Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh sau khi đọc Bí Ẩn Dấu Vân Tay:

“Cách diễn đạt súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu. Nội dung chi tiết, không chỉ kiến thức để hiểu bản thân mà còn là những định hướng làm người, sống thiện hơn, hài hòa hơn với bản thân, với những người xung quanh và hệ sinh thái.

Một quyển sách đáng đọc và suy ngẫm để hiểu mình, hiểu người và thay đổi bản thân theo cách tích cực hơn. Cảm ơn em rất nhiều vì quyển sách này”.

Quyển sách đầu tiên hệ thống hóa kiến thức Sinh trắc vân tay tại Việt Nam ảnh 3

Tác giả bài viết hoàn toàn đồng tình với cảm nhận của độc giả này, chúc cho quyển sách của Linda Nga lan tỏa thật nhiều giá trị đến với cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.