Quy trình thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam thực hiện thế nào?

GD&TĐ - Bộ Y tế cho biết sẽ cho tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 "made in Việt Nam" từ ngày 10/12 tới.

Quy trình thử nghiệm vaccine COVID-19 của Việt Nam thực hiện thế nào?

Theo đó, ngày 10/12, Học viện Quân y sẽ lựa chọn người tiêm thử nghiệm vắc-xin COVID-19 do Công ty Nanogen sản xuất.

Hiện nay vắc-xin này đã hoàn tất các đánh giá, thử nghiệm trên động vật và đạt các tiêu chuẩn để thử nghiệm trên người, sau khi đánh giá tại 2 cơ quan chuyên môn uy tín ở trong và ngoài nước.

Được biết, theo dự kiến sẽ có khoảng 20 người tình nguyện khỏe mạnh sẽ được tiêm những mũi vắc-xin COVID-19 thử nghiệm đầu tiên. Một nhóm nhỏ khoảng 1- 2 người sẽ được tiêm trước và được theo dõi phản ứng trong vòng 24 giờ đến 72 giờ. Tiếp đó mới bắt đầu tiêm cho các tình nguyện viên tiếp theo (khoảng 18- 19 người).

Những người sẽ tiêm thử nghiệm vắc-xin COVID-19 được lựa chọn rất kỹ lưỡng, đều là những tình nguyện viên khỏe mạnh, không có bệnh nền, không có tiền sử bệnh tật. Các cá nhân này được khai thác kỹ về tiền sử sức khỏe, tình trạng dị ứng (với thuốc, thực phẩm…) bởi điều này liên quan nhiều đến phản ứng sau tiêm vắc-xin.

Vắc-xin cũng như thuốc vì có thể gây phản ứng không mong muốn. Ngoài ra, ở trong nước, vắc-xin COVID-19 này chưa từng tiêm trên người nên chưa có dữ liệu để so sánh, nên việc thử nghiệm vắc- xin trên người cần được chuẩn bị và tiến hành hết sức khắt khe.

Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen (Công ty Nanogen) cho hay, bước thử nghiệm tiền lâm sàng để chứng minh khả năng đáp ứng miễn dịch trên động vật là khó nhất bởi đáp ứng miễn dịch trên động vật chỉ là một trong số những tiêu chí để thử nghiệm vắc-xin trên người.

Hiện có khoảng 200 nhà sản xuất vắc xin khắp thế giới đã tham gia phát triển vắc xin ngừa COVID-19, trong đó Anh, Đức, Mỹ đều đã hứa hẹn chuẩn bị tung vắc xin ra thị trường nội địa. Tại Việt Nam, dự kiến cuối năm 2021 vắc xin ngừa COVID-19 của Việt Nam sẽ hoàn tất tất cả các khâu nghiên cứu, sản xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.