Quy định tổ chức tang lễ thiếu thực tế, Bộ Văn hóa hứng đá

Thêm một số ý kiến chỉ trích quy định tổ chức lễ tang dành cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch là can thiệp quá sâu vào những chuyên li ti, vụn vặt của cuộc sống, trong khi có những vấn đề lớn hơn cần phải giải quyết.

Quy định tổ chức tang lễ thiếu thực tế, Bộ Văn hóa hứng đá

Những quy định thiếu thực tế về tổ chức lễ tang

Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đang trình Chính phủ bản dự thảo sửa đổi Nghị định 105/2012 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. 

Nhiều quy định mang tính chất “cấm” trước đây giờ được diễn đạt “mềm” hơn theo hướng khuyến khích, hoặc thu hẹp đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng điều đó không có nghĩa làm cho quy định tăng thêm tính khả thi.

Chết vì truyền nhiễm, không được dùng quan tài nắp kính

Điểm sửa đổi theo hướng thu hẹp đối tượng áp dụng này, tiếp tục là điểm gây tranh cãi nhất trong bản dự thảo. Một tiến sĩ ngành Nhân học nêu ý kiến với điều kiện ẩn danh, cho rằng: 

"Quy định như vậy đặt ra vấn đề ai sẽ là người kiểm tra làm rõ người nằm trong quan tài đã chết vì bệnh truyền nhiễm? Nếu lý do này đã được xử lý bằng quy định quan tài phải được đậy kín, thì không lý gì lại yêu cầu không được sử dụng nắp kính. 

Còn nếu bảo nắp kính trên quan tài người mắc bệnh truyền nhiễm không đảm bảo về mặt mỹ quan, lại chưa chắc đúng về mặt khoa học sẽ gây tổn thương cho người còn sống".

Theo ông, phân biệt như vậy chỉ phát sinh thêm các vấn đề rắc rối. Nhất là khi cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật lại đang tách đối tượng áp dụng với môi trường văn hóa mà họ đang sinh sống, cũng như ý nguyện của người thân đối với việc tổ chức tang lễ.

Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu tôn giáo, TS văn hóa Nguyễn Ngọc Mai ở Viện Nghiên cứu tôn giáo nêu cái nhìn về mặt truyền thống: 

"Tôi khẳng định ngay việc quan tài đậy nắp kính không phải là phong tục truyền thống gì cả, có chăng là người sống muốn dùng phương tiện này để họ hàng, con cháu được thấy mặt người chết lần cuối khi viếng và đưa tang. Việc này do người dân linh động tự đặt ra trong vài năm gần đây".

Theo bà, thực chất phong tục của người Việt mình là sau khi đã liệm và phát tang thì sẽ đặt lên mặt người đã khuất tờ giấy trắng như một biểu tượng ngăn cách âm dương. 

Tuy nhiên, việc đậy nắp quan tài bằng kính có thể gây nguy hiểm cho việc cải táng sau này, vì theo thời gian, mặt kính có thể vỡ ra trộn lẫn với xương cốt, gây khó cho người bốc mộ. Đây là điều mà người dân nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn.

Nhập nhằng "cho", "cấm"

Một quy định khác gây tranh cãi không kém là yêu cầu "không rắc, rải vàng mã trong lễ tang” tại lễ quốc tang và lễ tang cấp nhà nước. Nhưng riêng lễ tang cán bộ cấp cao và cán bộ, công chức, viên chức thường thì lại khuyến khích “tiết kiệm, phù hợp với phong tục, tập quán từng vùng”. 

Theo một luật sư, khuyến khích là một từ ngữ không nên dùng trong một văn bản quy phạm pháp luật, vì nó không rõ ràng là "cho" hay "cấm.

TS văn hóa Nguyễn Ngọc Mai nói: "Đốt vàng mã là phong tục cổ truyền của người Việt, có nguồn gốc ảnh hưởng từ Trung Quốc. Thời nhà Tần, giới quý tộc thường khi chết thường chôn theo tiền vàng, gia nhân thật, sau việc này bị cấm và họ làm hàng mã đốt hoặc chôn theo. 

Trước kia, việc đốt vàng mã của người Việt chỉ là lệ, mang tính hình thức thôi. Họ vừa có ảnh hưởng vừa có thêm ý nghĩ tạo lửa ấm cho đám tang. 

Trong suy nghĩ của người đốt vàng mã, đây là tiền vàng mà người sống gửi cho người chết làm lộ phí, trả cho các thế lực âm trên đường đi qua chín suối để mọi việc được thuận buồm xuôi gió".

Theo bà, tập quán này không ảnh hưởng gì đến kinh tế, chỉ nên khuyến cáo người dân không lạm dụng. "Vì Nhà nước có cấm thì rõ ràng dân vẫn đốt. Điều nên làm là tuyên truyền sao cho để họ nhận thức được việc này. Cái gì không thích hợp thì người dân sẽ dần điều chỉnh".

Từ cả hai việc trên, bà cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã can thiệp quá sâu vào những chuyện li ti, vụn vặt, "trong khi có những vấn đề lớn hơn liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng thì lại không quan tâm".

Theo vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.