Đây là một bộ lạc Ấn Độ thuần túy sinh ra và phát triển trong khu rừng nhiệt đới Amazon. Phụ nữ ở đây rất mạnh mẽ, họ có thể săn bắn, hái lượm và tự lập cho cuộc sống của bản thân ngay từ khi còn nhỏ.
Cuộc sống của họ không có bóng dáng đàn ông, nhưng vẫn rất hạnh phúc và no đủ.
Khi các cô gái trong bộ lạc đến tuổi trưởng thành, họ sẽ đến các bộ lạc khác để tìm kiếm những người đàn ông khỏe mạnh dẫn về bộ lạc của mình.
"Nhiệm vụ" duy nhất của người đàn ông đó là chỉ là giúp người phụ nữ sinh con. Một khi chưa hoàn thành "nghĩa vụ", không ai có thể rời khỏi mảnh đất ấy. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, nếu là con gái sẽ được giữ lại bên cạnh mẹ để nuôi nấng.
Ngược lại, nếu họ chẳng may sinh được một bé trai, đứa trẻ sẽ bị bỏ ra một nơi hoang vu hẻo lánh, tự sinh tự diệt. Đối mặt với hàng trăm loại động vật nguy hiểm trong khu rừng già Amazon, khả năng đứa trẻ tội nghiệp sống sót gần như là không thể.
Tập tục sinh sống này quả thực không nhân đạo, nhưng không ai có thể phán xét hay cấm đoán họ. Chúng ta sống ở một môi trường hoàn toàn khác, bởi vậy cách chúng ta sinh sống cũng buộc phải khác.
Tương tự, ở mộ nơi tại Trung Quốc được gọi là "Vương quốc của phụ nữ". Tai một thung lũng biên giới giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, có khoảng 40.000 người tộc Ma Thoa (Mosuo) sống trong các ngôi làng ven hồ.
Phụ nữ nơi đây mới là người "nắm quyền", đưa ra các quyết định quan trọng nhất. Họ kiểm soát tài chính gia đình, có quyền sở hữu với đất đai, nhà cửa, toàn quyền sinh con và nuôi nấng.
Ở đây, họ có thể thoải mái chọn cho mình vài tình nhân - những người đàn ông. Kết quả của những cuộc tình một đêm là những đứa trẻ, được gia đình người phụ nữ nuôi lớn. Cha của những người đàn ông trưởng thành được gọi là “bác”, hoàn toàn không có sự kỳ thị về việc không ai biết cha của đứa trẻ là ai.