Quảng Trị lần đầu tiên dùng ECMO cứu sống bệnh nhân sốc tim

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị đã triển khai kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) để cứu sống một bệnh nhân nguy kịch vì bệnh tim.

Đội ngũ bác sĩ sử dụng kỹ thuật ECMO cứu sống bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện đa khoa Quảng Trị cung cấp).
Đội ngũ bác sĩ sử dụng kỹ thuật ECMO cứu sống bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện đa khoa Quảng Trị cung cấp).

Ngày 20/3, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, sau hơn một tuần điều trị, bệnh nhân Nguyễn Thị Hưng (46 tuổi, trú tại Triệu Tài, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) đã phục hồi sức khỏe, chuẩn bị ra viện.

Trước đó, bệnh nhân Hưng được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.

Sau khi kiểm tra, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân bị viêm cơ tim tối cấp, biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp với nguy cơ tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch sau nhiều ngày điều trị. (Ảnh: Đ.Đức).

Bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch sau nhiều ngày điều trị. (Ảnh: Đ.Đức).

Với tình trạng của bệnh nhân, cách duy nhất để cứu sống là triển khai kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).

Để triển khai kỹ thuật trên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã huy động 10 bác sĩ và 20 điều dưỡng từ các chuyên khoa sâu như hồi sức, tim mạch, ngoại mạch máu…

Sau 5 ngày điều trị hỗ trợ tim phổi nhân tạo, tim phổi bệnh nhân đã dần hồi phục và rút được hệ thống ECMO.

Theo Bác sĩ Chuyên khoa I Hoàng Huỳnh – Phó Khoa Hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, kỹ thuật ECMO rất khó, đòi hỏi kết hợp nhiều chuyên khoa. Hiện chỉ các trung tâm lớn ở tuyến Trung ương đủ năng lực triển khai kỹ thuật ECMO. Các bệnh viện tỉnh phần lớn chưa triển khai được kĩ thuật này.

“Lần đầu tiên chúng tôi triển khai kỹ thuật ECMO. Khó khăn nhất là phải phối hợp với nhiều chuyên khoa sâu và chi phí điều trị 250 triệu/1 lần chạy. Nhờ sự chỉ đạo chuyên môn sát sao của Ban lãnh đạo bệnh viện, sự phối hợp tích cực giữa các bác sĩ chuyên khoa trong bệnh viện, kết hợp trao đổi chuyên môn với các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi có nhiều kinh nghiệm triển khai kỹ thuật ECMO nên đã thành công” - Bác sĩ Chuyên khoa I Hoàng Huỳnh cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bác sĩ Nghĩa đọc tên của từng đồng đội đã hy sinh trong khoảng năm 1961 đến 30/4/1975.

Chuyện của người chiến sĩ quân y

GD&TĐ - Kể về những ngày tháng chiến đấu giữa làn đạn bom ác liệt, đôi mắt của người chiến sĩ quân y ánh lên niềm xúc động xen lẫn tự hào.