Quảng Ninh phấn đấu hết năm 2024 không còn hộ nghèo

GD&TĐ - Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt trên 100 triệu đồng/người/năm, hết năm 2024 không còn hộ nghèo.

Lãnh đạo tỉnh và Trung ương trò chuyện, động viên người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS.
Lãnh đạo tỉnh và Trung ương trò chuyện, động viên người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS.

Hoàn thành vượt hầu hết các mục tiêu

Ngày 10/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 06; đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Ngày 17/5/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Đây là nghị quyết đầu tiên và chiến lược, thể hiện sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị tỉnh trong việc xây dựng, phát triển vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo một cách bền vững trên mọi lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại hạnh phúc cho người dân.

Từng bước hiện thực hóa khâu đột phá về phát triển văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã quyết nghị. Đồng thời, cụ thể hóa 3 Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.

Tỉnh cũng đã ưu tiên dành nguồn lực rất lớn từ ngân sách nhà nước, từ nguồn vốn tín dụng và nguồn lực xã hội hóa để triển khai thực hiện Nghị quyết và các chương trình MTQG.

Huy động được sự vào cuộc chủ động, tích cực của cộng đồng, doanh nghiệp, người dân. Trong 3 năm (2021-2023), tỉnh đã huy động trên 118.000 tỷ đồng để triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU và các chương trình MTQG.

Trong đó nguồn vốn tín dụng và huy động ngoài ngân sách chiếm trên 84%, nguồn vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 16% tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội có tính lan tỏa, động lực.

Bằng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, sau 3 năm thực hiện, Nghị quyết 06 đã thực sự đi vào cuộc sống. Đến nay tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng, cốt lõi của các nghị quyết, chương trình này, nhiều chỉ tiêu quan trọng đã vượt xa so với chỉ tiêu chung của cả nước.

Hết năm 2023, tỉnh đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu xây dựng NTM ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tiêu chí quốc gia của giai đoạn 2021-2025, về đích trước 2 năm, hiện thực hóa mục tiêu thu hẹp chênh lệch vùng miền và khoảng cách giàu nghèo.

Trong đó, huyện Bình Liêu là huyện dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới; huyện Đầm Hà và huyện Tiên Yên là 2 huyện đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

Toàn tỉnh chuyển sang giai đoạn thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn 1,4 lần so với chuẩn nghèo của Trung ương theo tiêu chí thu nhập; bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn hiện đại, nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thay đổi từng ngày. Tính đến hết năm 2023, riêng thu nhập bình quân đầu người tại 67 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh đã đạt trên 73 triệu đồng/người/năm; tăng 1,7 lần so với năm 2020; cao hơn khoảng 1,23 lần so với thu nhập bình quân đầu người cả nước và cao hơn khoảng 2,8 lần so với mục tiêu chung đến năm 2025 của cả nước về nâng mức thu nhập bình quân của người DTTS.

100% số xã miền núi có đường ôtô đến tận thôn, bản; 100% xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo có điện lưới quốc gia; 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia; 100% hộ đã có nhà ở kiên cố; 100% hộ đồng bào được xem truyền hình, được nghe đài phát thanh.

Cũng trong 3 năm qua, đã có 1.291 nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên toàn tỉnh được xây mới, sửa chữa, với tổng kinh phí huy động trên 78,3 tỷ đồng.

Riêng năm 2023, xây dựng, sửa chữa 527 nhà theo chương trình xóa nhà ở tạm, nhà dột nát, vượt kế hoạch của tỉnh giao là 441 hộ.

Phấn đấu hết năm 2024 không còn hộ nghèo

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh, những kết quả đạt được tạo ra nền tảng vững chắc, khí thế mới, động lực mới, niềm tin mới trong nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu tại hội nghị.

Mục tiêu từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, toàn tỉnh kiên trì nỗ lực, quyết tâm, củng cố thành quả xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đi sâu triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững gắn với đô thị hóa, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống và hạnh phúc của nhân dân.

Phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt trên 100 triệu đồng/người/năm; hết năm 2024 không còn hộ nghèo, giảm 50% số hộ cận nghèo theo tiêu chí của tỉnh; hết 2025 không còn hộ cận nghèo, để tiếp tục xây dựng chuẩn nghèo mới phù hợp với trình độ phát triển của tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu trên, ông Ký yêu cầu bám sát đồng bộ các giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/TU, Đề án 409 và các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với những yêu cầu mới tại Nghị quyết 17-NQ/TU để tổ chức thực hiện.

Trong đó, kiên trì phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn; kiên trì thực hiện phương châm “lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt nông thôn”...

Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 27 tập thể, 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU.
Nhân dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 27 tập thể, 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU.

Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập ổn định cho lao động, nhất là lao động trẻ trong vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.