Quảng Bình: Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa 3 vụ án vào diện theo dõi

GD&TĐ - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Bình thống nhất đưa 3 vụ án lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản vào diện theo dõi.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Bình vừa họp phiên thứ nhất. Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh Quảng Bình chủ trì phiên họp.

Tại phiên họp thứ nhất, Ban chỉ đạo đã thảo luận, thống nhất nhiệm vụ cuối năm 2022, lựa chọn một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để đưa vào diện theo dõi.

Theo đó, các vụ án, vụ việc cụ thể vào diện theo dõi, gồm: Vụ án Nguyễn Ngọc Sơn phạm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; vụ việc sai phạm tại Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng; vụ án tham ô tài sản tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Bình lưu ý, từ nay đến cuối năm, cần lựa chọn các vụ án, vụ việc cụ thể để chỉ đạo thực hiện. Việc lựa chọn các vụ án, vụ việc đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi cần quy định rõ tiêu chí, phương thức và thường xuyên có báo cáo cập nhật tiến độ, kết quả triển khai.

Thông qua các kênh thông tin khác nhau, các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động đề xuất các vụ án, vụ việc có ảnh hưởng lớn, liên quan đến lĩnh vực tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và dư luận quan tâm để thảo luận, lựa chọn đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi. Kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc cụ thể càng lớn sẽ khẳng định vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Israel mệt mỏi vì viện trợ quân sự Mỹ

Israel mệt mỏi vì viện trợ quân sự Mỹ

GD&TĐ - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây đã đưa ra một phát ngôn gây tranh cãi về việc Israel có thể “mệt mỏi” vì viện trợ quân sự của Hoa Kỳ.

Bản Seo Hay là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Si La.

Ngôi trường 'trên mây'

GD&TĐ - Người Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất tại Việt Nam, chủ yếu sinh sống tại huyện Mường Tè (Lai Châu).